Ngày đăng: 15/05/19
Bài học từ nước Nhật: Obuse và Takai Kouzan
Trong một chuyến đi Nhật vào năm 2015, tôi có tới Obuse, thị trấn heo hút thuộc tỉnh Nagano, một tỉnh nhỏ của miền Trung Nhật Bản, tới để thăm bảo tàng Hokusai, một danh họa mà tôi rất ngưỡng mộ. Điều ngạc nhiên lớn là bên cạnh phòng trưng bày tranh, còn có bảo tàng một xưởng nấu rượu Sake cổ và ngôi nhà của Takai Kouzan, một doanh nhân địa phương.
Sake, doanh nhân và Hokusai vốn chẳng có gì liên quan tới nhau, sao nó lại cùng chỗ? Hiểu ra, tôi mới biết đây là câu chuyện thú vị về Takai Kouzan, ông chủ trẻ của xưởng nấu rượu Sake kể trên.
Obuse là một thị trấn miền núi hẻo lánh, nhưng việc kinh doanh rượu đã đưa Takai Kouzan đi khắp nước Nhật và có nhiều chuyến xuất ngoại sang các nước Phương Tây. Sau mỗi chuyến đi ông mang về rất nhiều sách. Tới thăm bảo tàng Takai KouZan, phòng thư viện của ông đầy ắp sách vở, đặc biệt là sách khoa học, văn học, kinh tế, chính trị của Phương Tây, nơi nước Nhật đang hướng đến. Sách vở ông mang về là thành quả quí giá nhất của những chyến đi.
Nhưng có một thành quả còn quí giá nữa là cuộc gặp gỡ của ông với Katsushika Hokusai tại Tokyo, thuyết phục được danh họa ở tuổi 73, chịu dời đô về thị trấn nhỏ hẻo lánh Obuse. Ông cho xây dựng thêm phòng ngủ và xưởng vẽ cho Hokusai ngay trong khuôn viên nhà mình. Chính nơi đây, Hokusai đã có một thập kỷ thăng hoa trong nghệ thuật. Những tác phẩm quan trọng nhất của danh hoạ, thực hiện ở tuổi 70-80 đã ra đời ở Obuse. Đó là lý do để Obuse trở thành một địa danh nổi tiếng của nước Nhật, thu hút rất nhiều khách du lịch, mang về nguồn thu vô cùng lớn cho địa phương.
Quần thể bảo tàng Hokusai một minh chứng sống động về mối liên quan giữa doanh nhân và văn hóa, mối liên quan để tạo ra một thị trấn nổi tiếng và phồn vinh, để nước Nhật từ chỗ còn nghèo nàn lạc hậu đã trở thành một quốc gia giàu có và văn minh hàng đầu thế giới.
Ban Mê Thuột và Đặng Lê Nguyên Vũ
Câu chuyện này khiến tôi nghĩ đến một doanh nhân Việt, có cái gì đó hao hao Takai Kouzan: anh Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên, người mà ta quen gọi đùa là "vua cà phê".
Tôi gặp anh Vũ năm 2009, trong dịp anh mời tôi lên tham dự cuộc hội thảo vể "thiên đường cà phê" mà anh muốn xây dựng nó ở Ban Mê Thuột. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy cuộc hội thảo đó tập hợp đươc hầu hết các chuyên gia kinh tế, các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ hàng đầu.
Chuyên gia kinh tế là một lẽ, sao lại là các nhà văn hóa lớn, các văn nghệ sĩ hàng đầu khi bàn chuyện kinh doanh? Phải có tầm nhìn và có tâm mới nghĩ ra và làm được như thế. Có lẽ đây là người hiếm hoi nhìn thấy mối liên quan chặt chẽ giữa kinh doanh với văn hóa trong việc xây dựng thương hiệu và phát triển kinh tế, có lẽ là người đầu tiên nhìn thấy tầm vóc thế giới của một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, và có lẽ cũng là doanh nhân Việt đầu tiên có giấc mơ vượt tầm.
Sau này anh Vũ còn tổ chức nhiều cuộc hội thảo như thế, nhưng không phải chỉ là câu chuyện cà phê mà là câu chuyện của cả nền kinh tế Việt Nam. Một cậu học sinh phố huyện miền núi (thị trấn Madrak, tỉnh Đắc Lắc), lên Ban Mê Thuột học Đai học Tây Nguyên nghành Y, bỏ học dở dang đi làm cà phê, 10 năm sau trở thành chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên, một tập đoàn sản xuất và kinh doanh cà phê lớn và nổi tiếng nhất Việt Nam. Cậu học sinh ấy đã viết lên một câu chuyện cổ tích thời hiện đại.
Tôi đã hợp tác với anh Vũ kể từ đó (2009). Dự án về hệ thống quán cà phê văn hóa (Cà Phê Thứ Bảy) của tôi được anh Vũ ủng hộ hết mình. Nó đã sang tuổi mười và ngày càng phát triển, ngày càng có hiệu quả. Được hợp tác với anh, không phải lo chuyện tráo trở mà một người bạn của tôi đã cảnh báo: "Hợp tác với doanh nhân không ổn đâu, thua lỗ thì nó bỏ chạy, thành công thì nó lấy rồi hất cẳng mình ra". Anh Vũ không phải là một người như thế. Lòng tin của tôi đã đặt đúng chỗ. Hợp tác rồi trở thành thân tình. Thỉnh thoảng anh lại mời tôi đến trụ sở tập đoàn, hoặc nhà riêng để chia sẻ những suy nghĩ của anh về những vấn đề vĩ mô mà chỉ có thể có ở những trí thức lớn.
Anh có một thư viện sách khá phong phú, và rất ham đọc. Có một lần anh đưa cho tôi đọc một bản thảo của anh về vấn đề nhà nước và pháp quyền, lĩnh vực này tôi rất lơ mơ, nên đưa cho học giả Bùi Văn Nam Sơn một nhà nghiên cứu Triết học hàng đầu để anh Sơn nhận xét. Anh Sơn có nhận xét rất tốt và nói rằng nên mở rộng thêm một ít nữa có thể cho xuất bản được! Tôi không hiểu sao với một nền tảng văn hóa thoạt nhìn bình thường như thế anh Vũ lại có thể tiếp cận những vấn đề của trí thức cao như vậy. Thật sự đây là một con người khác thường.
Sự khác thường này khiến cho không ít những suy đoán và hiểu nhầm. Vì dụ cách anh làm thương hiệu. Anh lấy việc quảng bá sách, những cuốn anh đã đọc, anh nghĩ là tốt cho giới trẻ khởi nghiệp. Tốn nhiều tỷ để in 5 đầu sách quí với hàng triệu bản để tặng cho sinh viên, những người anh cho là sẽ thay đổi được đất nước. Cách tặng sách của anh trong những chuyến về các trường Đại học và các địa phương nó không giống cách làm của những người làm văn hóa, rất ồn ào nhưng có hiệu quả rất cao, bởi anh là doanh nhân, một con người thực dụng. Trung Nguyên gắn với sách là gắn với văn hóa, một thông điệp rất rõ cho sự phát triển, mang tính xã hội cao. Giá trị của thương hiệu Trung Nguyên cũng nằm ở chỗ đó.
Cái TẦM NHÌN của doanh nhân Việt
Ở nước ta, ngày xưa theo đạo Khổng, doanh nhân các cụ thường gọi là con buôn, một danh từ hàm ý khinh thị. Buôn bán thường đi đôi với lừa lọc, gian trá. Con buôn luôn coi đồng tiền là trên hết, nhân tính và phẩm giá không có chỗ cho loại người này, một định kiến thật nặng nề tuy nó không phải là không có lý.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đi đôi với việc hình thành các đô thị, doanh thương phát triển mạnh mẽ, môt tầng lớp doanh nhân mới xuất hiện, định kiến ấy cũng gỡ bỏ dần dần. Người ta nhìn thấy giá trị của tầng lớp này trong việc canh tân đất nước cả về kinh tế lẫn văn hóa và nhất là trong công cuộc đấu tranh để giành độc lập. Đóng góp của họ thật to lớn. Những doanh nhân tiêu biểu như ông Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, đã dám cạnh tranh với Pháp để khuếch trương nền kinh tế Việt Nam, hoặc như ông Trịnh Văn Bô và nhiều nhà tư sản khác của Hà Nôi trong tuần lễ Vàng đã hiến nhiều ngàn cây vàng đê ủng hộ Kháng Chiến. Sự tận hiến của họ thật vô giá.
Kể như vậy để nói đến cái TẦM, cái TẦM NHÌN của doanh nhân Việt trong quá khứ. Còn bây giờ, doanh nhân như Đặng Lê Nguyên Vũ là người đang kế tục truyền thống tốt đẹp này.
Takai Kouzan là doanh nhân Nhật cuối thế kỷ 19. Đặng Lê Nguyên Vũ là doanh nhân Việt thế kỷ 21. Sự khác biệt nằm ở thời gian và không gian địa lý, nhưng ở họ có một điểm chung: hiểu được tầm quan trong của văn hóa trong việc phát triển, không chỉ nghĩ đến lợi ích của cá nhân mình, của tập đoàn mình mà còn tha thiết nghĩ đến lợi ích quốc gia, họ là những người kinh doanh đại nghĩa.
Obuse và Ban Mê Thuột, Takai Kouzan và Đặng Lê Nguyên Vũ, một câu chuyện đẹp. Obuse đã trở thành Obuse của nước Nhật nổi tiếng hôm nay, còn Ban Mê Thuột liệu có thể trở thành "thiên đường cà phê", "thủ phủ cà phê toàn cầu" như giấc mơ của Vũ? Đó là câu chuyện của ngày mai, câu chuyện sẽ được viết bởi các bạn trẻ, mà Vũ hôm nay là người bắt đầu.
Vũng Tàu 05/04/2019.
Ý chí vĩ đại tạo nên dân tộc vĩ đại!
KHI CÙNG NHAU, KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ!
"Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt" do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng nhằm kiến tạo Khát Vọng Lớn, Chí Hướng Vĩ Đại cho thế hệ Thanh Niên Việt Nam; xây dựng Trí Huệ và sự Minh Triết toàn diện cho 30 triệu Thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách quý đổi đời tới Thanh niên Việt để có sức mạnh tri thức đúng đắn và toàn diện, để từ đó chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất và sức mạnh thể chất, tạo nên sức mạnh của Quốc gia.
"Tủ sách nền tảng đổi đời" gồm hơn 100 đầu sách quý được CHỦ TỊCH Tập đoàn Trung Nguyên Legend ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại. Tủ sách thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực hành, hợp nhất tinh hoa của toàn nhân loại để giúp học hỏi toàn diện và đúng đắn về 12 lĩnh vực căn cốt nhất: Khoa Học, Triết Học, Huyền Học, Y Học, Võ Học, Kinh Tài Học, Chính Trị Học, Đạo Đức Học, Xã Hội Học, Mỹ Học, Âm Thanh Học và Ngôn Ngữ Học. Trong đó, 5 cuốn sách "Nghĩ Giàu Làm Giàu", ‘Khuyến Học", "Quốc Gia Khởi Nghiệp", "Đắc Nhân Tâm", "Không Bao Giờ Là Thất Bại – Tất Cả Chỉ Là Thử Thách" là những cuốn sách mở đầu của "Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời".
Từ năm 2018 - 2023, "Hành trình Từ Trái Tim" mong muốn trang bị đến hơn 20 triệu hộ gia đình, mỗi hộ gia đình là một thư viện ánh sáng tri thức toàn diện; từng "Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời" đến 11.085 nhà văn hoá xã; 212 nhà văn hoá quận; 1.642 nhà văn hoá huyện, thị trấn; 1.135 nhà văn hoá phường; thư viện của 713 đơn vị hành chánh gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận và 546 huyện; trang bị toàn bộ hệ thống thư viện các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,… và 30 triệu thanh niên trên mọi miền Tổ Quốc.
Số lượng sách dự kiến đạt tới trên 200 triệu cuốn, với nguồn lực chi phí cần có là gần 5 tỉ đô la. Trung Nguyên Legend hy vọng và tin rằng, Hành trình sẽ nhận được sự hưởng ứng, hội tụ, đoàn kết, lan tỏa và được tổ chức sâu rộng hơn, rộng khắp hơn trên mọi miền đất nước; cùng sự đồng hành ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, các nhân vật ảnh hưởng, giới tinh hoa, truyền thông…vì một Chí Hướng Lớn, vì một Khát Vọng Vĩ đại, Khởi Nghiệp Kiến Quốc không chỉ cho 30 triệu thanh niên Việt mà cho mọi gia đình, mọi công dân Việt Nam. Với nguồn lực còn hạn chế về nhân lực, vật lực… nhưng Tập đoàn Trung Nguyên Legend sẽ thực hiện bằng Tâm Thiện Lành và trách nhiệm cao nhất.
Đến nay, "Hành trình từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt" đã có sự đồng hành của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…cùng nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan truyền thông: Một Thế Giới, Thanh Niên, Soha, Tiền Phong…Hành trình đang tiếp tục tổ chức các chương trình hoạt động dành cho học sinh, sinh viên, thanh niên quân đội…tại hệ thống các trường Đại học, Học Viện, Cao đẳng, phổ thông trung học; hệ thống các nhà thư viện, nhà văn hóa… trên khắp cả nước và vùng biển đảo xa xôi nhất của tổ quốc.
Thông tin chi tiết về ‘Hành trình từ Trái tim - Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt" liên tục được cập nhật tại www.hanhtrinhlapchividai.com hoặc https://www.facebook.com/lapchividai
Triệu con tim chung một tấm lòng, vì khát vọng một Việt Nam hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!