Đế chế La Mã (P2):Binh Đoàn La Mã - Đội Quân Của Nữ Thần Disciplina

Dân số: 55 - 60,000,000 người
Dân tộc: Italici
Thủ đô: Rôma
Diện tích: 5,000,000 km2

3528 lượt xem

Đế chế thành công
@ 18/05/18 3528 lượt xem

BINH ĐOÀN LA MÃ - ĐỘI QUÂN CỦA NỮ THẦN DISCIPLINA

Đội quân La Mã còn được gọi là “Exercitus” nghĩa là “rèn luyện”, và họ tôn thờ nữ thần Kỷ luật Disciplina. Điều này nhấn mạnh rằng người La Mã cực kỳ chú trọng tới công tác huấn luyện và tính kỷ luật một cách nghiêm ngặt. Binh lính vi phạm sẽ bị trừng phạt rất nặng.

Đội hình La Mã được mô tả như là một “cỗ máy quân sự” và được coi là những người lính chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới. Lính La Mã rèn luyện ở mọi nơi, ngay cả trên chiến trường hay đường hành quân. Mỗi chiến binh đều hiểu, họ phải đạt đến ngưỡng hoàn hảo, có thể sử dụng kết hợp cùng lúc các loại vũ khí như kiếm, giáo và khiên. Có khả năng chiến đấu độc lập và phối hợp binh đoàn đầy hiệu quả.

Trở nên hoàn hảo cũng là lựa chọn duy nhất, bởi đội hình tác chiến của quân đoàn La Mã vô cùng phức tạp. Các đơn vị chiến thuật có từ 60 - 120 người. Mỗi chiến binh mang theo số quân trang lớn nhất di chuyển trong một đội hình khít thường xuyên. Khi tác chiến họ sắp xếp đội hình, hành quân và phối hợp chiến đấu vô cùng chuẩn xác.

Đội hình vai kề vai, sát cánh cùng nhau đã tạo ra một khối sức mạnh tấn công sâu vào hàng ngũ quân địch. Đôi khi, mỗi chiến binh sẽ chiến đấu hoàn toàn đơn độc, xoay chuyển và đối phó với kẻ thù từ mọi hướng. Quân đoàn La Mã có thể đương đầu với nhiều loại quân khác nhau một cách hiệu quả từ kỵ binh, cung thủ, máy móc cho tới chiến tranh du kích. Họ gần như bất khả chiến bại.

KỶ LUẬT LÀ YẾU TỐ LÀM NÊN SỨC MẠNH CỦA QUÂN ĐỘI LA MÃ CỔ ĐẠI,

KHIẾN HỌ TRỞ NÊN BẤT KHẢ CHIẾN BẠI, GÓP PHẦN TẠO DỰNG NÊN

MỘT TRONG NHỮNG ĐẾ CHẾ RỘNG LỚN NHẤT LỊCH SỬ NHÂN LOẠI.

Người lính La Mã tham gia chiến đấu với tinh thần "S.P.Q.R" (Senatus Populusque Romanus), nghĩa là “Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã luôn ở sau chúng ta”. Trong hơn 300 năm, họ liên tục mở rộng biên giới lãnh thổ, chinh phục và thống trị các dân tộc khác vì một khát vọng mang lại sự thịnh vượng, giàu có cho người La Mã. Khát vọng này là sức mạnh cho những đoàn quân La Mã vượt Địa Trung Hải, lao vào các chiến trường khắc nghiệt, kiên định và có ý chí chịu đựng thất bại để chiến thắng đối phương.

 

Họ có thể chịu những thất bại nặng nề, ngay cả khi đứng trước nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn nhưng họ chưa bao giờ khuất phục. Họ chấp nhận thua trong từng trận đánh nhưng quyết giành chiến thắng trong cả cuộc chiến tranh. Trận chiến Watling đã chứng minh cho điều đó khi 10.000 người La Mã đánh bại hơn 100.000 quân khởi nghĩa Briton.

Tinh thần Kỷ luật thép và Khát vọng xây dựng đế chế cường thịnh trở thành lẽ sống và sức mạnh để những nông dân thành Roma chinh phục và thống trị hơn 300 quốc gia khác. Trong thời đại thịnh trị, quân đoàn La Mã là những chiến binh không đối thủ, một quân đoàn huyền thoại mà cho đến nay, vẫn được các nhà quân sự cho là tổ chức hình mẫu.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

Hàn Quốc – Bí mật tạo nên “kỳ tích sông Hàn”

Dân tộc Do Thái – Đức tin dân tộc được chọn

Dubai – Tầm nhìn thay đổi quốc gia

Ấn Độ - Từ "khu ổ chuột" trở thành "Quốc gia khởi nghiệp"