Dân số: 55 - 60,000,000 người
Dân tộc: Italici
Thủ đô: Rôma
Diện tích: 5,000,000 km2
2694 lượt xem
JULIUS CAESAR - “VỊ THÁNH QUYỀN LỰC” CỦA ĐẾ CHẾ LA MÃ
Julius Caesar trưởng thành trong thời kỳ hỗn loạn, nội bộ La Mã bị chia rẽ thành hai phe Quý tộc bảo thủ và Dân chủ. Bên ngoài, các quốc gia đồng minh liên tục gây chiến, tranh giành lãnh thổ. Năm Caesar 16 tuổi, cha ông đột tử, toàn bộ tài sản thừa kế bị bọn quan độc tài sung công. Ông quyết định gia nhập quân đội phục vụ ở khu vực Tiểu Á. thời cuộc hỗn loạn đã trở thành môi trường đào tạo và đòn bẩy giúp cho Caesar sớm bộc lộ tài năng quân sự của mình.
LIÊN MINH TAM HÙNG
Julius Caesar là người của phe Dân chủ. Sau khi cha và chú qua đời, ông bị truy sát ráo riết và ông bắt đầu tìm đồng minh chính trị. Julius Caesar thuyết phục được Pompey - vị tướng giỏi nhất lúc bấy giờ và Crassus - người giàu có nhất La Mã thành lập Liên Minh Tam Hùng (Triumvirātus). Liên minh này trở thành nền tảng hoàn hảo cho tham vọng thống trị của Julius Caesar. Binh lính của Pompey và tài chính của Crassus giúp cho Julius Caesar thị uy được sức mạnh, trấn áp đối thủ thù địch và thực hiện các cuộc chinh phạt sang các khu vực xung quanh. Những thắng lợi quân sự liên tiếp đã giúp con đường chính trị của ông thăng tiến nhanh chóng.
NHÀ LÃNH ĐẠO VĨ ĐẠI NHẤT CỦA LA MÃ
Julius Caesar là một thủ lĩnh đầy khát vọng. Khi còn tham gia quân đội tham chiến tại Gaul (nay là Pháp và Bỉ), ông đánh bại những bộ lạc ở đây, trở thành thủ lĩnh vùng Gaul và xây dựng quân đội để bắt đầu thực hiện các hoạt động quân sự nhằm củng cố vị thế. Lúc đó, Caesar đã muốn trở thành một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất của La Mã.
Ông cũng là nhà cầm quân thiện chiến, trước các đối thủ mạnh hơn nhiều lần cũng không làm ông sợ hãi. Trong trận chiến nổi tiếng Pharsalus, ông đã chỉ huy đội quân 22 ngàn người đánh bại hoàn toàn đội quân 60 ngàn binh sĩ của phe Quý tộc. Sau đó, Julius Caesar dẫn quân chinh phục vùng Trung Đông, Bắc Phi mở rộng bờ cõi La Mã. Ông cũng là người hỗ trợ về quân sự để Cleopatra có thể trở thành nữ hoàng Ai Cập. Với các chiến công hiển hách, khi trở lại La Mã, Julius Caesar được tôn làm nhà lãnh đạo tối cao của La Mã và tôn làm Cha của Đất nước.
KHÔNG PHẢI DO DIỆN TÍCH LỚN NHỎ
KHÔNG PHẢI DO DÂN SỐ NHIỀU ÍT
KHÔNG PHẢI DO ĐỊA CHÍNH TRỊ THUẬN NGHỊCH
KHÔNG PHẢI BỞI SỐ PHẬN LỊCH SỬ MẶC ĐỊNH
MÀ LÀ DO CÓ ĐỨC TIN TUYỆT ĐỐI VÀO NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐƯỢC CHỌN, CÓ KHÁT VỌNG LỚN,
MÔ HÌNH TỔ CHỨC THỰC THI VƯỢT TRỘI, PHẨM TÍNH VĨ ĐẠI TRONG MỌI NGHỊCH CẢNH,
HỘI TỤ CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ TỪ MỘT THÀNH PHỐ NHỎ, LA MÃ ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT ĐẾ CHẾ HÙNG MẠNH
TRỞ THÀNH HUYỀN THOẠI
Ngay từ thuở thiếu thời, dù không giàu có nhưng gia đình Julius Caesar đã mời một nhà hùng biện nổi tiếng về dạy dỗ ông. Sau này, để hoàn chỉnh kỹ năng của mình, Julius Caesar còn theo học một nhà hùng biện nổi tiếng khác của La Mã. Với tài hùng biện xuất sắc, ông đã thuyết phục được một lực lượng hùng mạnh phò trợ mình. Ngoài ra, ông cũng chiếm được sự trung thành tuyệt đối của quân sĩ dưới quyền.
Đối với bản thân, Julius Caesar cũng vô cùng khắt khe. Ông tập luyện và sinh hoạt như một chiến binh, ông có khả năng sử dụng kiếm và cưỡi ngựa xuất sắc cùng sức chịu đựng đáng kinh ngạc. Trên trận chiến, ông không phải là vị tướng đi sau hàng quân mà luôn luôn là người đi đầu dẫn dắt. Khi nhìn thấy vị chủ tướng vung kiếm hô vang lời xunh kích, đội quân La Mã đã vùng lên như vũ bão, bất chấp lực lượng đối địch, bất chấp địa hình, thời tiết… và họ đã trở thành đội quân làm nên sự vĩ đại của đế chế La Mã.