Đế chế Mông Cổ (P1): Tinh thần chiến binh & Kỷ luật cao độ của đội quan huyền thoại trên thảo nguyên

Dân số: 100,000,000 người
Dân tộc: Mông Cổ, Đột Quyết
Thủ đô: Avarga
Diện tích: 24,000,000 km2

3677 lượt xem

Đế chế thành công
@ 25/03/18 3677 lượt xem

PHẦN 1: TINH THẦN CHIẾN BINH & KỶ LUẬT CAO ĐỘ CỦA ĐỘI QUÂN HUYỀN THOẠI TRÊN THẢO NGUYÊN

Cách đây hơn 800 năm, từ những bộ lạc nhỏ bé trên thảo nguyên Trung Á, Thành Cát Tư Hãn - Genghis Khan (Tiếng Mông Cổ là “Chinggis Khaan” – có nghĩa là “Vua của các vì vua” “King of kings”) và những chiến binh trên thảo nguyên Mông Cổ đã tạo nên một đế chế bất khả chiến bại trong giấc mơ bá chủ thế giới. Ở thời điểm cực thịnh, người Mông Cổ chinh phục được 24 triệu km2, tương đương một phần sáu diện tích địa cầu và trở thành đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người. Bất chấp dân số chỉ khoảng 2 triệu người, những thủ lĩnh xuất chúng và đạo kỵ binh thiện chiến của người Mông Cổ đã đánh bại và vươn lên thống trị 100 triệu thần dân trải dài từ châu Á đến châu Âu.

Tại sao Mông Cổ lại có thể làm được những điều này và trở thành đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử?

Từ những vùng đất hoang tàn qua nhiều thập kỷ, người Mông Cổ đã xây dựng nên 1 Đế chế bất khả chiến bại. Xét về dân số, Mông Cổ chỉ là 1 nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới cách đây 800 năm nhờ những Thủ lĩnh xuất chúng với Một chiến binh huyền thoại giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, có kỷ luật tuyệt đối với những chiến thuật thông minh và có tầm nhìn thay đổi thế giới

Thời bấy giờ, quân Mông Cổ là những người ham chinh phục nhất thế giới. Họ đã chiếm toàn bộ Trung Hoa, Triều Tiên, Miến Điện, Ba Tư, một phần phía nam nước Nga, các nước Tây Á và vương đến tận Đông Âu

Người châu Âu trong cơn hoảng loạn đã nói: "Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được ở đó” Người Đức thì run rẩy: “ Chúa cứu vớt chúng con khỏi con thịnh nộ của Tác-Ta Mông Cổ

Ở thời điễm cực thịnh của mình, người Mông Cổ đã xây dựng một đế chế trải dài hơn 9700km với diện tích lên đến hơn 24 triệu km2, tương đương 1/6 thế giới đã rơi vào tay họ. Để chinh phục 1 lãnh thổ lớn như thế, người Mông Cổ đã xây dựng cho mình một đội quân thiện chiến bậc nhất với tinh thần chiến binh vượt trội so với các đội quan khác

“Bản thân những kỵ binh mông cổ không mạnh bằng những hiệp sĩ cũa Châu Â. Không tài giỏi bằng những kỵ binh Macedonia hay đế chế Ottoman nhưng khi lực lượng kỹ binh mông cổ cùng nhau tác chiến họ là mạnh nhất. Họ giống những con sói hoang trên chiến trường sinh ra trên lưng ngựa và sinh ra là chiến đấu”

Đến thế kỷ 13, theo ước tính có khoảng 100 nghỉn binh sĩ Mông Cổ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Quân đội được xây dựng từ những “tổ 10 người”. Đơn vị lớn nhất của họ là cấp sư đoàn, với khoảng 1 vạn binh lính, tương đương với 1 sư đoàn hiện đại

Tuy nhiên, số lượng không phải là điều họ chú ý. Nhất là với dân số Mông Cổ khi ấy thậm chí chưa tới 2 triệu người. Do đó, thay vì số lượng, họ tập trung phát triển những chiến thuật độc đáo và kỹ năng tác chiến tinh nhuệ cho quân đội

Vốn là dân du mục, lớn lên trên yên ngựa và rong ruổi trên các thảo nguyên rộng lớn, người Mông Cổ nổi tiếng thiện chiến, vừa cưỡi ngựa, vừa bắn cung. Bạn đồng hành không thể thiếu cũa họ là những con ngựa. Họ trở nên vô cùng mạnh mẽ khi chiến đấu trên lưng ngựa. Ngựa cùng được coi là 1 chiến binh, một trong những thứ vũ khí không thể thiếu của người Mông Cổ.

Các chiến binh Mông Cổ nổi tiếng vì có thể sống trong điều kiện hết sức khắc nghiệt hoặc chỉ cần uống sữa ngựa cầm hơi. Trong lần xâm lược Hungary năm 1241, các chiến binh “đáng sợ” này thậm chí đã đi tới 160km/ ngày. Trong cuộc xâm lăng vào Kievan Rus, họ đã coi song bang là đường cao tốc. Các chiến binh Mông Cổ thích ứng linh hoạt với các công trình thủy, họ đã vượt song Sajo trong điều kiện lũ mùa xuân với 30 ngàn kị binh trong đúng một đêm trong trân Muhi (tháng 4/1241) và đánh bại Hungary Bela IV. Tương tự, trong cuộc tấn công vào các vua Hồi giáo của đế quốc Khwarezmind, quân Mông Cổ đã dùng một đội thuyền nhỏ để chặn việc rút chạy theo đường song

Kết hợp với tinh thần chiến binh, nền tảng quan trọng nhất của quận đội Mông Cổ là kỷ luật dựa trên cấu trúc xã hội và sự tuân lệnh tuyệt đối. Theo nhà thám hiểm Giovanni de Pian, những người Mông Cổ “là chủng người biết nghe lệnh nhất thế giới” Người Mông Cổ không bao giờ dám nói dối và tôn trọng tuyệt đối tướng lĩnh của mình

Những bài tập bắt buộc với lính Thành Cát Tư Hãn là điều khiển ngựa, bắn cung, đội hình tác chiến đi kèm kỷ luật được đặt ở mức cao nhất. Quân lính phải tuân thủ vô điều kiện cấp trên và đặc biệt là Hoàng đế. Nếu một người lính bỏ trốn khi giao chiến, 9 người còn lại trong đội hình sẽ bị xử tử.

Và lịch sử đã cho thấy, đội kỵ binh thiện chiến giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, kỷ luật tuyệt đối, chiến thuật thông minh và có tầm nhìn thay đổi thế giới đã trở thành những chiến binh huyền thoại, thiện chiến và bất bại. Trong lịch sử, họ từng biến cả Châu Âu, Châu Á (trừ Việt Nam) thành thuộc địa bằng cuộc xâm lăng vĩ đại nhất lịch sử.

Đọc thêm:

Phần 2:  Thành Cát Tư Hán và Bá chủ chinh phục thế giới

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

Hàn Quốc – Bí mật tạo nên “kỳ tích sông Hàn”

Dân tộc Do Thái – Đức tin dân tộc được chọn

Dubai – Tầm nhìn thay đổi quốc gia

Ấn Độ - Từ "khu ổ chuột" trở thành "Quốc gia khởi nghiệp"