Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh

Dân số:
Thủ đô:
Diện tích:

1636 lượt xem

Đế chế thành công
@ 17/11/20 1636 lượt xem

Để chuẩn bị cho “Hành trình từ trái tim” tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, Trung Nguyên Legend sẽ bắt đầu khởi đăng các loạt bài viết sau đây để chúng ta có thể thấu hiểu sâu sắc và toàn diện về sự hình thành nên một Đế chế mới, một hình mẫu Dân tộc vĩ đại, Quốc gia trung tâm - thì việc tổng kết quán xét những bài học trong lịch sử quá khứ của các nền văn minh, các đế chế... sẽ giải mã những công thức cốt lõi đã làm nên sự hưng thịnh và suy tàn của các đế chế cũ, các nền văn minh cũ…là sự cần thiết - để từ đó chúng ta hình thành nên những mật mã thành công của Đế chế mới. Sự hùng mạnh của một quốc gia, không phải phụ thuộc vào diện tích lớn nhỏ, không phải phụ thuộc vào dân số ít nhiều, không phải phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nhiều hay ít,… mà sự hùng mạnh của một quốc gia phụ thuộc vào ba thành tố căn bản:  

“Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng gần 10 năm qua, đến nay đã có sự đồng hành của Bộ Quốc phòng – Quân chủng Hải quân, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động thương binh và Xã hội… cùng nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan truyền thông Thanh Niên, Tiền Phong, Một Thế giới, Soha… “Hành trình từ trái tim” nhằm kiến tạo Khát Vọng Lớn, Chí Hướng Vĩ Đại cho thế hệ thanh niên Việt Nam; nhằm cung cấp nền tảng tri thức đúng đắn và hiểu biết toàn diện cho 30 triệu thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách quý của Tủ sách nền tảng đổi đời – Tủ sách hợp nhất tinh hoa của nhân loại do Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất trong suốt diễn trình lịch sử hình thành, phát triển và tiến hoá của nền văn minh nhân loại. Để từ đó, các thế hệ thanh niên Việt cùng nhau nỗ lực học tập không ngừng nghỉ, cùng nhau nỗ lực luyện rèn, chuyển hóa từ sức mạnh tri thức, sức mạnh tinh thần thành sức mnh thể chất, sức mạnh vật chất để tạo nên một một dân tộc vĩ đại và trường tồn. Cùng nhau dựng xây một nước Việt hùng cường, một đế chế Việt mới - là Đế Chế Tâm với sức mạnh, quyền lực và ảnh hưởng từ hạt nhân của hệ giá trị cốt lõi Sự Minh triết - Tình yêu thương Trách nhiệm; cùng nhau kiến tạo nên một Đế chế Tâm chưa từng có trong việc xóa bỏ tam độc: bệnh tật, đói nghèo và đau khổ cho nhân loại - điều mà mọi thiết chế từ trước đến nay đều bất lực, mang lại thành công bền vững, hạnh phúc đích thực cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi quốc gia và mỗi dân tộc; một Đế Chế Việt mới sức ảnh hưởng toàn diện với phần còn lại của nhân loại, đặc biệt trong bối cảnh toàn bộ nền văn minh chung của thế giới đang phải đối diện với những khủng hoảng đan xen, phức tạp và vô cùng nguy hiểm như hiện nay. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của gần 5.000 năm qua, là quá trình vô cùng gian nan cũng vô cùng hào hùng của tổ quốc Việt của mình, chúng ta chỉ luôn ở tâm thế, tâm thức dựng nước và giữ nước; chưa từng vươn lên được đến vị thế của một đế chế, một cường quốc - mà chỉ có thể giữ vững được bản sắc, sự độc lập và tự chủ trước những đế chế, cường quốc hàng đầu trong từng thời kỳ - nên đây là thời kỳ thứ ba, thời kỳ của Đế chế Việt mới – biểu đạt tinh thần Việt, ý chí Việt. Đó vừa là niềm tự hào lớn, sự tự tin lớn, nhưng đó cũng là một nỗi niềm sâu thẳm, một trách nhiệm lớn lao xứng đáng của những người con mang dòng máu Lạc Hồng. Từ khi hội nhập với nền kinh tế toàn cầu hoá đến nay, Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu về nhiều mặt, đạt được sự tăng trưởng và phát triển chưa từng có nhưng cũng vẫn chịu các áp lực tiêu cực cả trong lẫn ngoài, vẫn luôn phải chung sống và đối phó với nhiều nguy cơ và thách thức vô cùng nguy biến và phức tạp; vậy nên chúng ta rất cần tình thương của nhau, động viên nhau, là ch dựa đáng tin cậy cho nhau; cùng nhau vượt qua mọi sự khác biệt, mọi sự bất đồng, hận thù trong quá khứ - nếu có; vượt qua những điều riêng tư, lẽ bình thường để cùng nhau nung rèn chí lớn, cùng nhau truy cầu và chia sẻ ánh sáng tri thức cho nhau và cho toàn nhân loại; vượt qua mọi khác biệt, xung đột, vượt qua mọi nguy cơ, thảm họa dù là thiên tai hay nhân tạo để cùng kiến tạo một nền văn minh tiến bộ mới, bền vững hơn, thịnh vượng hơn, nhân văn hơn, hạnh phúc hơn cho mình và cho toàn thế giới.

Nước Việt mình nhất định phải trở thành Đế chế toàn cầu.

Hãy tin vào thiên mệnh của dân tộc mình.

 

Chúng ta đã chứng kiến những nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy-La, Maya…, các đế chế hùng mạnh lừng lẫy như Ba Tư, La Mã, Hồi Giáo, Ottoman, Nguyên Mông…; Những đế quốc có tầm ảnh hưởng nhất thời kỳ cận đại như Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… đều có chung cùng một xuất phát điểm từ gia tộc thấp kém, từ một thành phố vô danh, từ một đất nước nhỏ bé - nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành đế quốc hùng mạnh thống trị các vùng đất rộng lớn khắp thế giới, có nhiều phát kiến sáng tạo đóng góp trong diễn trình lịch sử của nhân loại.

Câu hỏi lớn được đặt ra là Điều gì đã kiến tạo nên sự hùng mạnh của các đế chế, các dân tộc, các đế quốc và quốc gia? Thực tế đã chứng minh sự hùng mạnh của một đế chế, đế quốc, quốc gia không phụ thuộc vào diện tích lớn hay nhỏ, sự ảnh hưởng của một dân tộc không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên giàu hay nghèo, sự lớn mạnh của quốc gia không phụ thuộc vào dân số ít hay nhiều… mà ngược lại, chính sự bất lợi đó đã nung nấu ý chí khởi phát mạnh mẽ nhất của các đế chế trong lịch sử. Bất kỳ một đế chế nào, dân tộc nào, quốc gia nào, đều có thể biến nghịch cảnh thành cơ hội, biến nhỏ bé thành vĩ đại, biến phụ thuộc thành ảnh hưởng dựa vào 3 thành tố căn bản là: Một là SỰ HIỂU BIẾT VÀ HAM HỌC HỎI, hai là SỰ ĐOÀN KẾT VÀ CHIẾN LƯỢC ĐÚNG ĐẮN; ba là SỨC MẠNH VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG.

Nước Pháp hình thành vào cuối thế kỷ IX và đến cuối thế kỷ XIV trở thành một quốc gia thống nhất. Pháp dần trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu, có ảnh hưởng to lớn đến chính trị, kinh tế, quân sự và văn hoá của châu lục này. Với chủ trương bành trướng mở rộng lãnh thổ, từ thế kỷ XVII đến năm 1960, Pháp là quốc gia sở hữu nhiều nước thuộc địa. Trong thế kỷ XIX và XX, đế chế thuộc địa toàn cầu của họ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau đế quốc Anh. Vào thời điểm cực thịnh (1919 – 1939), đế quốc thuộc địa Pháp chiếm 8,6% diện tích đất liền thế giới. 

Với tinh thần học hỏi, khám phá và không ngừng sáng tạo, Pháp từ lâu đã có vị thế là một trung tâm của thế giới về nghệ thuật, khoa học và triết học. Văn hóa Pháp đã tồn tại song song với các thời kì phát triển rực rỡ nhất, mang tính "cột mốc" của nền văn hóa nhân loại: thời kì La Mã cổ đại, thời kì phong kiến trung đại và thời kì Phục Hưng, cho đến cuộc cách mạng tư sản vào thời kì hiện đại.

Từ thời Trung Cổ, Pháp đã là một nước có đóng góp lớn cho thành tựu khoa học và kỹ thuật. Đại học Paris được thành lập vào giữa thế kỷ XII và hiện vẫn là một trong các đại học quan trọng nhất của thế giới phương Tây. Trong thế kỷ XVII, nhà toán học René Descartes xác định một phương thức tiếp thu kiến thức khoa học, trong khi Blaise Pascal nổi tiếng với công trình về xác suất và cơ học chất lưu. Họ đều là các nhân vật chủ chốt trong cách mạng khoa học nở rộ tại châu Âu vào giai đoạn này. Vua Louis XIV cho thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Pháp nhằm khuyến khích và bảo hộ tinh thần nghiên cứu khoa học Pháp, đây là một trong các viện hàn lâm khoa học sớm nhất và đi đầu trong phát triển khoa học tại châu Âu trong thế kỷ XVII và XVIII.

Tòa nhà Institut de France nơi đặt trụ sở của Viện hàn lâm Pháp

Thời kỳ Khai sáng có dấu ấn là công trình của nhà sinh vật học Buffon và nhà hoá học Lavoisier, là người phát hiện vai trò của oxy trong sự cháy, còn Diderot và D'Alembert xuất bản Encyclopédie nhằm mục tiêu cung cấp cho nhân dân lối tiếp cận "kiến thức hữu dụng", kiến thức mà họ có thể áp dụng trong sinh hoạt thường nhật của mình. Cùng với cách mạng công nghiệp, thế kỷ XIX chứng kiến bước phát triển khoa học ngoạn mục tại Pháp với các nhà khoa học như Augustin Fresnel sáng lập quang học hiện đại, Sadi Carnot đặt nền tảng cho nhiệt động lực học và Louis Pasteur là nhà tiên phong về vi sinh vật học.

Các nhà khoa học Pháp nổi tiếng trong thế kỷ XX gồm có nhà toán học và vật lý học Henri Poincaré, các nhà vật lý học Henri Becquerel, Pierre và Marie Curie, nổi tiếng nhờ công trình của họ về phóng xạ, nhà vật lý học Paul Langevin và nhà vi-rút học Luc Montagnier cùng khám phá HIV/AIDS.

Văn học Pháp sơ khởi có niên đại từ thời Trung cổ, khi lãnh thổ Pháp hiện nay chưa có một ngôn ngữ thống nhất. Tồn tại một số ngôn ngữ và phương ngữ, và các nhà văn sử dụng chính tả và ngữ pháp của riêng họ. Đến thế kỷ XVI, một nhà văn quan trọng là François Rabelais, tiểu thuyết Gargantua và Pantagruel của ông vẫn nổi tiếng và được đánh giá cao cho đến nay. Michel de Montaigne là nhân vật lớn khác của văn học Pháp trong thế kỷ này, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Essais, tạo ra thể loại văn học tiểu luận. Thơ Pháp trong thế kỷ XVI có đại biểu là Pierre de Ronsard và Joachim du Bellay, cả hai lập ra phong trào văn học La Pléiade. Sang thế kỷ XVII, Madame de La Fayette cho xuất bản La Princesse de Clèves ẩn danh, tiểu thuyết này được cho là một trong các tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của mọi thời đại. Jean de La Fontaine là một trong các nhà văn ngụ ngôn nổi tiếng nhất trong thời kỳ này, ông viết hàng trăm truyện ngụ ngôn.

Jean Racine cùng với Pierre Corneille và Molière được cho là ba nhà soạn kịch vĩ đại của thời đại hoàng kim tại Pháp. Molière là một trong các bậc thầy vĩ đại nhất về hài kịch của văn học phương Tây, ông viết hàng chục vở kịch như Le Misanthrope, L'Avare, Le Malade imaginaire và Le Bourgeois Gentilhomme. Các vở kịch của ông nổi tiếng khắp thế giới đến mức tiếng Pháp đôi khi được gọi là "ngôn ngữ của Molière".

Văn học Pháp phát triển hưng thịnh  hơn  nữa trong thế kỷ XVIII và XIX. Cũng trong thế kỷ này, Charles Perrault có nhiều tác phẩm nổi tiếng thuộc thể loại truyện cổ tích cho thiếu nhi như Mèo đi hia, Cô bé Lọ Lem, Người đẹp ngủ trong rừng và Lão Râu Xanh. Vào lúc khởi đầu thế kỷ XIX, thơ tượng trưng là một phong trào quan trọng trong văn học Pháp, với các nhà thơ như Charles Baudelaire, Paul Verlaine và Stéphane Mallarmé.

Victor Hugo được nhìn nhận là "nhà văn Pháp vĩ đại nhất mọi thời đại" vì vượt trội trong toàn bộ các thể loại văn chương. Lời tựa của vở kịch Cromwell được cho là bản tuyên ngôn của phong trào lãng mạn. Les Contemplations và La Légende des siècles được cho là "kiệt tác thơ", thơ của Hugo được so sánh với thơ của Shakespeare, Dante và Homère. Tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của ông được nhìn nhận rộng rãi là một trong các tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại và "Nhà thờ Đức Bà Paris" vẫn còn rất được ưa thích. Các tác giả lớn khác trong thế kỷ XIX gồm có Alexandre Dumas (Ba chàng lính ngự lâm và Bá tước Monte Cristo), Jules Verne (Hai vạn dặm dưới đáy biển, Émile Zola (Les Rougon-Macquart), Honoré de Balzac (Tấn trò đời), Guy de Maupassant, Théophile Gautier và Stendhal (Đỏ và đen, Tu viện thành Parme), tác phẩm của họ thuộc vào hàng nổi tiếng nhất tại Pháp và thế giới.

Tác phẩm "Nhà Thờ Đức Bà Paris" - Victor Hugo

Triết học hiện đại bắt đầu tại Pháp trong thế kỷ XVII với các triết gia như René Descartes, Blaise Pascal và Nicolas Malebranche. Descartes hồi sinh triết học phương Tây vốn suy thoái sau thời Hy Lạp và La Mã. Suy ngẫm về Triết học Tiên khởi của ông thay đổi khách thể chính của tư tưởng triết học và nêu lên một số vấn đề căn bản nhất cho một số người nước ngoài.

Các triết gia Pháp sản sinh một số tác phẩm chính trị vào hàng quan trọng nhất trong Thời kỳ Khai sáng. Trong Tinh thần pháp luật, Montesquieu nêu lên lý thuyết về nguyên tắc phân chia quyền lực, là điều được thi hành trong toàn bộ các chế độ dân chủ tự do, sau khi được áp dụng lần đầu tại Hoa Kỳ. Trong Khế ước xã hội, Jean-Jacques Rousseau công khai chỉ trích các chế độ quân chủ thần quyền tại châu Âu và khẳng định mạnh mẽ nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân. Voltaire trở thành hiện thân của Thời kỳ Khai sáng với những biện hộ về tự do dân sự như quyền xét xử tự do và tự do tôn giáo.

Tư tưởng tại Pháp trong thế kỷ XIX đặt mục tiêu vào phản ứng trước náo động xã hội sau Cách mạng Pháp. Các triết gia duy lý như Victor Cousin và Auguste Comte, người kêu gọi một học thuyết xã hội mới, bị phản đối bởi các nhà tư tưởng phản động như Joseph de Maistre, Louis de Bonald và Félicité Robert de Lamennais, họ đổ lỗi cho những người duy lý bác bỏ trật tự truyền thống. De Maistre cùng với triết gia người Anh Edmund Burke được cho là những người sáng lập chủ nghĩa bảo thủ châu Âu, trong khi Comte được cho là người thành lập chủ nghĩa thực chứng, luận thuyết này được Émile Durkheim định nghĩa lại để làm cơ sở cho nghiên cứu xã hội.

René Descartes là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, được xem là cha đẻ của triết học hiện đại.

Về kiến trúc, đã từ lâu những kiểu kiến trúc Gothic hay những kiến trúc sử dụng vật liệu kim loại đã phổ biến tại đất nước này và hầu như nó đã tạo thành xu hướng trên thế giới trong rất nhiều thập kỷ. Khải Hoàn Môn nằm ngay giữa Place Charles de Gaulle, được xây để chào mừng chiến thắng Austerlitz (1806) với chiều rộng 45 mét, cao 50 mét, nằm trên quảng trường có đường kính 240 mét. Công trình là tổng thể điêu khắc lớn nhất của Pháp trong thế kỷ 19. Các mặt của công trình được trang trí nhiều bức phù điêu, tượng đài và khắc tên các nhân vật nổi tiếng trong giai đoạn Cách mạng và Đế chế.

Lâu đài Versailles là công trình ghi dấu những tinh hoa của nghệ thuật Pháp thế kỷ XVII, kiến trúc tuân theo những quy tắc chuẩn mực của chủ nghĩa cổ điển như tính đối xứng của công trình, các hành lang nhiều cột. Xen vào sự chính xác này là một số nét nghệ thuật Baroque. Cung điện Versailles hiện bao gồm các điện Versailles với 700 phòng, 2,513 cửa sổ, 352 ống khói, 67 cầu thang, 483 gương và 13 héc ta mái ngói.

Pháp có lịch sử âm nhạc lâu dài và đa dạng, trải qua một giai đoạn hoàng kim trong thế kỷ XVII nhờ bảo trợ của Louis XIV, vị quốc vương này đưa một số nhạc sĩ và nhà soạn nhạc tài năng vào làm việc trong triều đình. Các nhà soạn nhạc nổi danh nhất trong giai đoạn này gồm có Marc Antoine Charpentier, François Couperin, Michel-Richard Delalande, Jean-Baptiste Lully và Marin Marais, họ đều là người của triều đình. Sau khi Louis XIV mất, sáng tạo âm nhạc của Pháp mất đi động lực, song đến thế kỷ sau đó âm nhạc của Jean-Philippe Rameau đạt được thanh thế đáng kể, và ngày nay ông vẫn là một trong các nhà soạn nhạc Pháp nổi tiếng nhất. Rameau trở thành nhà soạn nhạc chiếm ưu thế của opera Pháp và là nhà soạn nhạc Pháp hàng đầu về đàn clavecin.

Với tầm nhìn của các thủ lĩnh kiệt xuất cùng với mô hình chiến lược vượt trội đã biến Pháp trở thành một đế quốc với phạm vi lãnh thổ rộng khắp thế giới trong thời kỳ cường thịnh.

Cách mạng Pháp diễn ra từ năm 1789 đến 1799, được xem là kết quả của những tư tưởng trong Thời kỳ Khai sáng với mơ ước thiết lập một xã hội của nhân tính, lý tính và tự do. Cuộc cách mạng đã làm sụp đổ chế độ phong kiến ở Pháp, đồng thời đem đến sự giải phóng cho nhân dân, sự phân chia ruộng đất công bằng hơn, các đặc quyền của giới tinh hoa bị bãi bỏ, và thiết lập quyền bình đẳng giữa con người với con người, nó trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển của tất cả các hệ tư tưởng chính trị hiện đại.

Từ năm 1804, Đế quốc Thực dân Pháp được chia ra thành 2 thời kỳ, gọi là Đế quốc Thực dân Pháp Đệ Nhất và Đệ Nhị. Chính thể này cạnh tranh cùng với Đế quốc Tây Ban Nha, Hà Lan, và sau đó là Anh bắt đầu xâm lăng Bắc Mỹ, vùng Carribean, và Ấn Độ từ thế kỷ 17. Đế quốc Pháp Đệ Nhất mất dần các vùng lãnh thổ sau một loạt các cuộc đụng độ với Đế chế Thực dân Anh và các đội quân lớn khác ở Châu Âu. Sau năm 1850, Pháp dần dần hồi phục lại và lập nên Đế quốc Pháp Đệ nhị. Để tránh chạm mặt các "con cá" lớn khác, Pháp tập trung nguồn lực xâm lược các quốc gia Châu Phi, Đông Dương và Nam Thái Bình Dương. Lần này, Đế quốc Pháp tiến hành chinh phạt không chỉ bằng vũ lực mà bằng văn hoá. Người Pháp gọi đây là "Nhiệm vụ tối quan trọng phải đưa toàn thế giới quy phục chuẩn Pháp và Thiên Chúa Giáo".

Napoléon Bonaparte - Hoàng đế Pháp với đế hiệu là Napoleon I từ năm 1804 đến năm 1814 đã thành lập Đế quốc Pháp Đệ Nhất dẫn dắt nước Pháp chống lại một loạt liên minh trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon. Napoléon Bonaparte đã giành chiến thắng tại hầu hết những trận chiến, lập ra một đế chế rộng lớn thống trị hầu như cả lục địa châu Âu trước khi sụp đổ năm 1815. Ông được xem là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, những cuộc chiến của ông đã được những trường quân sự khắp thế giới nghiên cứu.

Sau khi lên ngôi hàng đế, Napoléon đặt ra ở mỗi quận của Pháp một quận trưởng và công việc của họ là thanh tra, giám sát và xử lý toàn bộ mọi việc trong quận đó. Ngoài ra Napoléon còn tung ra 1 lực lượng điệp viên đông đảo nhiệm vụ đội quân này là giám sát hành động tất cả mọi người dân và cả quan chức nhà nước. Dựa theo các luật lệ La Mã thời Cổ đại, Napoléon đã biên soạn thành công bộ luật Napoléon gồm 2281 điều. Nhờ bộ luật đó ông đã biến Pháp trở thành một đế chế rộng lớn gần bằng châu Âu. Để muốn đế chế giàu có hơn Napoléon ra lệnh mỗi quận phải xây dựng một trường Đại học lớn và mang tên Napoléon. Ông cũng muốn trích một nửa số tiền trong kho để đào tạo các sinh viên sau này sẽ tận tâm phục vụ chế độ. Ngoài ra Napoléon còn kiểm soát cả báo chí, sách vở và các buổi biểu diễn cho sinh viên.

Napoléon Bonaparte xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu nên ông đã bắt đầu thực hiện những tham vọng chinh phục to lớn của mình. Từ năm 1804 đến năm 1813 đội quân Pháp tăng từ 400.000 người đến hơn 1.000.000 người. Những người vào quân đội phải trải qua 2 tháng luyện tập và học cách sử dụng vũ khí. Sau đó họ được phân chia về nhiệm vụ của quân đội tùy theo nhu cầu của họ. Nhờ vậy quân Pháp mới trở thành đội quân hùng mạnh nhất châu Âu thời đó.

Về kinh tế, từ cuối thế kỷ XVII trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại. Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể. Nông nghiệp vẫn giữa vai trò quan trọng, tuy nhiên sự xâm nhập của của phương thức sản xuất nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm do đất đai manh mún. Thời kì này ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao và chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi suất nặng. Chính vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".

Những thắng lợi của chủ nghĩa thực dân tràn ngập khắp Châu Âu trong đó có Pháp, đem lại cho các nước chủ thuộc địa nguồn tài nguyên nô lệ và thiên nhiên gần như vô tận. Vô vàn thành quách, công trình xây dựng xa hoa được xây dựng khắp lục địa. Cùng với đó là tập hợp các tinh hoa tri thức lấy về từ khắp nơi trên thế giới, được tiếp tục phát triển và đặt tên bằng các học giả và tư sản Châu Âu. Tuy nhiên, sau năm 1945, chủ nghĩa chống thực dân nổi lên mạnh mẽ, là thành phần các dân tộc chưa bị đồng hoá hoặc diệt chủng chống lại Đế quốc thực dân Châu Âu. Đến năm 1958, tổng diện tích thuộc địa của Pháp chỉ còn 119,394 km², tức là chỉ còn chưa tới 1%.

Với thực lực quân sự tan biến hoàn toàn sau những cuộc chiến chống thực dân của các nước thuộc địa, cộng với khoản nợ chiến tranh khổng lồ mà Pháp vay mượn Mỹ và các nước Châu Âu làm chính phủ Pháp sợ hãi; đa số các thuộc địa còn lại của Pháp cũng tự giải phóng trong hoà bình. Đế quốc Thực dân Pháp dần dần chỉ còn danh nghĩa, mặc dù vẫn duy trì được một số vùng lãnh thổ nhỏ bé ở hải ngoại do người bản địa đã hoàn toàn bị đồng hoá.

Để hiểu hơn về thời kỳ huy hoàng cho đến suy tàn của Đế quốc Pháp, phải kể đến các bộ phim tiêu biểu như "Henry of Navarre", "Jeanne D’arc", "Désirée" thuộc Tủ phim nền tảng đổi đời do Nhà Sáng lập – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn

Pháp nổi lên thành một đại cường tại châu Âu vào hậu kỳ Trung Cổ, giành thắng lợi trong Chiến tranh Trăm Năm (1337-1453) giúp củng cố quốc gia và tập trung hoá chính trị. Trong phong trào Phục Hưng, văn hoá Pháp phát triển đã lập nên một đế quốc thực dân toàn cầu, trở thành đế quốc lớn thứ hai thế giới vào thế kỷ XX.

Thế kỷ XVI, thực dân Pháp bắt đầu xây dựng thuộc địa ở châu Mỹ. Những nỗ lực đầu tiên của Pháp là xây dựng các thuộc địa ở Brazil, năm 1555 tại Rio de Janeiro, năm 1562 tại Florida và năm 1612 tại São Luís đã không thành công, do thiếu sự quan tâm chính thức và sự ngăn chặn của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ở giai đoạn này Pháp có dân số đông nhất Châu Âu.

Quân đội Pháp trở thành một đội quân tinh nhuệ nhất ở châu Âu và Louis XIV trở thành vị vua vĩ đại của châu lục này. Ông tiến hành nhiều cuộc chiến, biến Pháp trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu, có ảnh hưởng to lớn đến chính trị, kinh tế và văn hoá của châu lục này. Tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong ngoại giao, khoa học, văn học và các vấn đề quốc tế, tình trạng này được duy trì cho đến thế kỷ XX. Bên cạnh đó, Pháp liên tục giành được nhiều thuộc địa hải ngoại tại châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Khi đế quốc Pháp ở Bắc Mỹ phát triển, người Pháp cũng bắt đầu xây dựng một đế chế nhỏ hơn nhưng có lợi hơn ở Tây Ấn. Xâm chiếm và định cư dọc theo bờ biển Nam Mỹ và thuộc địa được thành lập trên đảo Saint Kitts năm 1625. Các đồn điền sản xuất thực phẩm của các thuộc địa này được xây dựng và duy trì thông qua chế độ nô lệ, với việc cung cấp nô lệ phụ thuộc vào Buôn bán nô lệ châu Phi.

Cuộc chiến tranh Bảy Năm kinh hoàng (1756 - 1763), Pháp đánh nhau với nước Anh ở châu Âu và cả các thuộc địa tại Ấn Độ và châu Mỹ để tranh giành bá quyền. Vào năm 1759, quân Pháp đại bại trong nhiều trận đánh ở Canada và mất thành phố Quebec về tay quân Anh. Không những thế, vào năm 1757, bằng một đòn giáng sấm sét, những chiến binh tinh nhuệ Phổ, với tinh thần kỷ cương cao độ, đã đại phá tan nát liên quân Pháp - Áo trong trận huyết chiến tại Rossbach. Khi cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789, đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên một trong các nền cộng hoà sớm nhất trong lịch sử hiện đại, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là nền tảng của cuộc cách mạng và biểu thị ý thức hệ của Pháp cho đến ngày nay. Sức ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp rất lớn lao, nhất là đối với các quốc gia theo chế độ phong kiến thời bấy giờ.

Sau thời gian của một loạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa năm 1799, tự phong mình làm Tổng tài và sau này là Hoàng đế thành lập nên Đế chế Pháp thứ nhất (Napoleon I) (1804–1814). Napoléon Bonaparte đã biến Pháp thành một cường quốc châu Âu thông qua chiến thắng và liên minh quân sự. Đế quốc Pháp bao phủ gần như toàn bộ lục địa châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làm vua tại các vương quốc mới được thành lập. Với sự hỗ trợ về quân sự và tài chính của Anh, các quốc vương châu Âu đã tổ chức các liên minh chống Pháp hết lần này đến lần khác, nhưng tất cả đều bị Napoléon nghiền nát.

Sau khi đế quốc sụp đổ, Pháp trải qua náo động với các chính phủ kế tiếp nhau, đỉnh điểm là thành lập Đệ Tam Cộng hòa Pháp vào năm 1870. Pháp là một bên tham chiến chính trong chiến tranh thế giới thứ nhất và giành được đại thắng. Vào năm 1944, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp được thành lập song sau đó bị giải thể trong tiến trình chiến tranh Algérie.

Bất kể một đế quốc nào muốn thành công đều cần tuân thủ những giá trị cốt lõi như Khát vọng lớn; sự hiểu biết, học hỏi và không ngừng sáng tạo cùng với chiến lược đúng đắn trong từng giai đoạn và sự đoàn kết trên cùng mục tiêu chung. 

Cũng như những đế quốc Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, đế quốc Pháp cũng đối mặt với sự suy tàn bởi không còn duy trì những giá trị nền tảng: Nước Pháp với khát vọng chinh phục thế giới, bành trướng lãnh thổ và mở rộng ảnh hưởng nhưng được xây dựng dựa trên lòng tham và sự cố chấp của các cá nhân, liên tục phát động một loạt cuộc chiến trên khắp lục địa châu Âu dù đã là một cường quốc hùng mạnh; với tinh thần học hỏi và sáng tạo Pháp đã có những thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực nhưng chưa được nhà nước chú trọng hoặc chỉ nhằm mục đích phục vụ quân sự, cho vay để bành trướng lãnh thổ; chính sách thuộc địa đầy lỗ hổng, các lãnh thổ bị chiếm đóng bất mãn với sự áp đặt của người Pháp và luôn tìm cách chống đối, điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế của Pháp. 

Dẫu vậy, Đế quốc Pháp đã đóng góp cho thế giới nhiều thành tựu mà thế giới ngày nay đang kế thừa và phát triển.

(Đón đọc kỳ sau: "Cỗ xe tăng Đức – Từ đống tro tàn sau thế chiến vươn lên vị thế cường quốc hàng đầu Châu Âu.)

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

Hàn Quốc – Bí mật tạo nên “kỳ tích sông Hàn”

Dân tộc Do Thái – Đức tin dân tộc được chọn

Dubai – Tầm nhìn thay đổi quốc gia

Ấn Độ - Từ "khu ổ chuột" trở thành "Quốc gia khởi nghiệp"