Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Khoa học là liều thuốc giải độc tuyệt nhất cho người bị trúng độc cuồng nhiệt hoặc mê tín”

Adam Smith

Quốc tịch: Scotland

Ngày sinh: 16/6/1723

Ngày mất: 17/7/1790

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học lớn người Scotland; là nhân vật mở đường cho phát triển lý luận kinh tế

Kinh Tài Học
@ 13/05/18 7012 lượt xem

Nhà kinh tế học lỗi lạc

Tác phẩm đầu tiên của Adam Smith là cuốn "Lý thuyết về tình cảm luân lý" (The Theory of Moral Sentiments) xuất bản vào năm 1759, được viết ra với thể văn hào nhoáng, chải chuốt, chứa đựng nhiều giai thoại, mang tính chất phân tích và tác phẩm này đã tạo nên thứ ấn tượng sâu xa.

Adam Smith đã mô tả qua tác phẩm các nguyên tắc về "bản chất con người" và đặt vấn đề về nguồn gốc của khả năng tạo ra các phán xét luân lý, kể cả cách phán xét các hành vi của chính mình trong việc tư lợi và tự bảo tồn. Adam Smith đã cho rằng trong mỗi người chúng ta có một "con người bên trong" (an inner man) đóng vai trò một người khách quan không thiên vị, thường chấp nhận hay lên án các hành động của chính ta và của các người khác. Qua tác phẩm Tình cảm luân lý, Adam Smith đã có nhận xét quan trọng như sau mà sau này ông lặp lại trong tác phẩm Bàn về tài sản quốc gia: "con người tự tìm kiếm mình thường bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình... mà không hay biết, không do chủ đích, để làm thăng tiến các lợi ích của xã hội. Các cá nhân được xã hội hóa để trở nên các thành viên ràng buộc bởi giai cấp và theo khuynh hướng thị trường nhờ đó hệ thống kinh tế vận hành".

Tác phẩm Lý thuyết về các tình cảm luân lý (*) đã sớm mang lại danh tiếng cho Adam Smith. Nhiều người từ xa đã tới nghe ông diễn thuyết kể cả hai sinh viên từ Moskva. James Boswell cũng xác nhận lý thuyết của Adam Smith là quan trọng và Charles Townshend đã phải chú ý đến lý thuyết này. Ông Townshend là một nhà trí thức kiêm kinh tế học tài tử, một chính khách nhiều ảnh hưởng và về sau là Bộ trưởng Thương mại tức là nhân vật chịu trách nhiệm về các chính sách thuế vụ của nước Anh mà hậu quả là cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Ông Townshend mới lập gia đình và đang tìm kiếm một gia sư cho đứa con riêng của bà vợ, tức Hầu tước Buccleuch trẻ. Do sự thán phục tác phẩm kể trên và cũng do lời khuyên của David Hume, Charles Townshend đề nghị với Adam Smith một số thù lao khó từ chối: lương 500 bảng Anh một năm cộng với phí tổn du lịch và một số tiền hưu tương đương, tất cả lớn gấp hai lợi tức của chức vụ giáo sư trong khi thứ lợi tức này tùy thuộc vào học phí thu được của sinh viên.

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

GUNNAR MYRDAL
(1898 - 1987)

Nhà kinh tế học Thụy Điển nổi tiếng

JOHN STUART MILL
(1806 - 1873)

Nhà triết gia, kinh tế chính trị học người Anh

JEREMY BETHAM
(1748 - 1832)

Luật gia, nhà triết học Anh nổi tiếng

VILFREDO PARETO
(1848 - 1923)

Nhà kinh tế học Ý lỗi lạc