Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Tin tưởng mà không lý luận là cái mạnh của kẻ yếu. Phủ nhận mà không biết phân biệt là cái yếu của kẻ mạnh.”

Hàn Phi

Quốc tịch: Trung Quốc

Ngày sinh: 281 TCN

Ngày mất: 233 TCN

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Hàn Phi là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái Pháp gia, tác giả sách Hàn Phi tử

Triết Học
@ 13/05/18 7018 lượt xem

Học thuyết của Hàn Phi được người xưa gọi là “Học thuyết của Đế Vương”

Hàn Phi (281 TCN - 233 TCN) là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái Pháp gia, tác giả sách “Hàn Phi tử”.

Hàn Phi là công tử nước Hàn tức là con ruột của vua nước Hàn (Quốc gia chư hầu). Cùng với Lý Tư, ông là học trò tâm truyền của Tuân Tử, Tuân Tử (Tuấn Khanh) nhà học giả lớn nhất thời bây giờ – người chủ trương Lễ trị. Ngoài Lão giáo (Vô trị) và Pháp gia (Pháp trị), Hàn Phi tiếp thu Nho giáo (Nhân trị), do đó rất thông thạo về lịch sử, văn học. Ông thừa kế của thầy quan niệm bản tính con người là ác, căm ghét mê tín, coi trọng giáo dục đề cao các tiên vương các đời Hạ, Thương, Chu mà xem nhẹ Kiệt – Trụ, Thuấn là mẫu mực Khổng Tử. Cùng học với Phi có Lý Tư sau này sẽ làm thừa tướng nước Tần. Lý Tư – sau này là thừa tướng của nước Tần – thừa nhận Phi giỏi hơn mình. Chủ trương của Tuân Tử là dùng lễ để trị nước, khác chủ trương dùng nhân để trị nước của Khổng Tử. Lễ và pháp luật là rất gần nhau cho nên cả Hàn Phi lẫn Lý Tư đều chuyển sang pháp trị. Về nước, Phi thấy nước Hàn yếu đuối, mấy lần dâng thư cho Vua Hàn nhưng mà vua không nghe, Phi nghĩ cách xây dựng một học thuyết để lại cho đời sau về việc trị nước. Phi tiếp thu lý thuyết pháp gia đã có từ trước. Nhưng lý thuyết này qua Quản Trọng, Thương Ưởng, Thần Bất Hại vân vân chỉ mới là những phép tắc. Nó còn thiếu một linh hồn để trở thành sinh động, uyển chuyển, áp dụng cho vô vàn trường hợp khác nhau. Phi thấy nó ở đạo Lão và đưa đạo Lão vào hoa cải cái học thuyết vỗn dĩ khô khan thành một học thuyết đầy sức sống. Nếu Quản Trọng, Thương Ưởng chỉ mới thấy cái quan trọng của phép tắc, Thân Bất Hại thấy thêm được cái thế, thì vớ Hàn Phi: trị nước, trở thành một cái thuật để người cai trị sử dụng mà ứng phó với mọi trường hợp. Do đó, Phi là người lớn nhất của trường phái Pháp gia và bộ Hàn Phi Tử trở thành tác phẩm quyết định của toàn bộ học thuyết này.

Nhìn thực trạng chính trị đương thời, Phi đau xót: các vua chúa, mà trước hết là ở nước Hàn, chẳng lo soi sáng pháp chế, nắm lấy cái thế để chế ngự bầy tôi, lo nước giàu dân mạnh, dùng những người tài giỏi; trái lại, họ nghe theo bọn sâu mọt làm hại nước. Ông có sẵn học vấn vô cùng uyên bác tiếp thu của Tuân Tử, ông kiểm soát lại tình hình chính trị, lý giải tại sao nước nay mạnh, nước kia yếu, thời kỳ này cường thịnh, thời kỳ kia suy đồi. Ông lấy lý do là rất đơn giản; những người mà ông cần dựa vào để bảo vệ nước là người tài, binh sĩ, người cay thì bị vứt bỏ; trái lại nhà vua lo nuôi bọn lừa dối, làm hại đến nước. Không ai chịu xây dựng một kỳ cường, pháp luật để làm cho dân giàu nước mạnh mà chỉ vâng theo ham thích nhất thời. Càng hiểu được sự thực, ông càng thất vọng. Ông phẫn uất trong cảnh cô độc, thấy cái khó trong việc nói sự thực. Phi là người có tật, ông nói ngọng. Không thành công trong việc nói, ông dốt hết tâm trí vào việc viết mong để lại cho đời sau cái học thuyết mà ông tin là sẽ làm cho dân giàu, nước mạnh.

Tần Thủy Hoàng đọc tác phẩm, thán phục vô cùng, nói: “ta được làm bạn với con người này thì có chết cũng không uổng”. Lý Tư lúc này là thừa tướng nói: Đó là tác phẩm của Hàn Phi. Hàn Phi trở thành sứ giả của nước Hàn sang nước Tần. Nhưng Phi sang Tần không phải để sống, mà để chết. Phi được giao nhiệm vụ phải cứu nước Hàn khỏi bị nước Tần diệt. Mà tình hình các nước thì hỗn loạn, không ai nghe ai.

Có một số cơ sở để đánh giá phái Pháp gia:

  • Hàn Phi (và Lý Tư) là học trò chân truyền của Tuân Tử - người nổi tiếng với triết lý “Lễ trị” - tin vào chữ Lễ, hay lấy chữ Lễ làm trung tâm (cho sự quản trị).
  • Tuân Tử (học thuyết Lễ trị), cũng như Lão Tử (học thuyết Vô trị) và Khổng Tử (học thuyết Nhân trị), trước đó đã thất bại trong việc thuyết phục các ông vua (vua thiên tử và vua chư hầu) vận dụng học thuyết của mình.
  • Thời cuộc khi đó diễn biến rất phức tạp, bầu phong khí khốc liệt chết chóc; chiến tranh giữa các quốc gia chư hầu nổ ra liên miên hết năm này qua năm khác; Xã hội nhiễu nhương; các ông vua – mà người đời sau gọi là “hôn quân”– ứng dụng hết chiến thuật này đến chiến thuật kia, quan tâm đến quyền lực làm sao trở thành vua thiên tử - thống nhất và bá chủ Trung Hoa, thông qua sách lược bá quyền;

Pháp gia vào thời ấy gồm có 3 chi phái, với 3 chủ trương chính:

  • Chủ trương Trọng Pháp
  • Chủ trương Trọng Thế
  • Chủ trương Trọng Thuật
  1. Chủ trương trọng Pháp: lấy pháp luật, thưởng – phạt (hình), tính răn đe, ngăn ngừa và giám sát làm trung tâm – luật, lệ và pháp là quan trọng nhất. Do không tin con người ta sinh ra “tính bản thiện” trong đó có những sự tự giác hay tự tạo động lực, phái này chủ trương pháp luật phải được công bố công khai như (một chuẩn mực chung) và thực thi nghiêm chỉnh.
  2. Chủ trương trọng Thế/dụng thế: tức là cái phong khí, cái thế cục, đặc biệt là cái thế nhà lãnh đạo (vua chu hầu và thiên tử) làm trung tâm. Tất thảy sự cai trị xoay quanh cái Thế.
  3. Chủ trương trọng Thuật: lấy cái thuật làm trung tâm – tất thảy sự trị xoay quanh thuật;

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

JEAN-JACQUES ROUSSEAU
(1712 - 1778)

Nhà triết học khai sáng Pháp

THOMAS PAINE
(1737 - 1809)

CARL JUNG
(1875 - 1961)

BLAISE PASCAL
(1623 - 1662)