“Nhiệm vụ của người lãnh đạo là đưa người của mình đến nơi họ chưa đến.”
Quốc tịch: Đức
Ngày sinh: 27/5/1923
Chức vụ : Người sáng lập và chủ tịch của Kissinger Associates; Ngoại trưởng hiệu quả nhất của Hoa Kỳ
Ngoại trưởng hiệu quả nhất của Hoa Kỳ
Henry Alfred Kissinger (sinh 27/5/1923, Fürth, LB Đức) là một nhà ngoại giao kỳ cựu người Mỹ gốc Đức. Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó kiêm luôn chức Ngoại trưởng (Secretary of State – Bộ trưởng Ngoại giao) dưới thời hai đời tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford – thời Chiến tranh Lạnh giữa hai trục Nato với Warsava. Trong thời kỳ này, Kissinger rất nổi tiếng với học thuyết Domino và học thuyết Guam, (còn gọi là học thuyết Nixon với sự xướng xuất và cố vấn trực tiếp của Kissinger). Với thành tích thỏa thuận ngừng bắn tại Việt Nam (mặc dù không thành công), Kissinger giành giải Nobel Hòa bình năm 1973 với nhiều tranh cãi (hai thành viên hội đồng trao giải đã từ chức để phản đối). Ông là người sáng lập và chủ tịch của Kissinger Associates, một công ty tư vấn quốc tế. Kissinger đã viết hơn mười cuốn sách về chính trị và quan hệ quốc tế.
Là người đề xuất chính sách "Realpolitik", Kissinger đóng một vai trò mấu chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1969 - 1977. Trong suốt thời gian này, ông mở ra chính sách détente với Liên Xô nhằm giải tỏa bớt mối quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ (phe Nato) và Liên Xô (phe Warsava) , nối lại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đàm phán tại Hiệp định Paris, kết thúc sự có mặt của Mỹ tại Chiến tranh Việt Nam. Chính sách Realpolitik của Kissinger dẫn đến các chính sách gây tranh cãi như việc hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Pakistan, mặc dù chính quyền này đã có hành động diệt chủng trong chiến tranh với Bangladesh.
Henry Kissinger gây ra những đánh giá trái chiều. Nhiều học giả đã xếp Kissinger là Ngoại trưởng hiệu quả nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1965, trong khi các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư nhân quyền khác nhau đã tìm cách truy tố ông về cáo buộc gây tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.