Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“”

JOHN FORBES NASH

Quốc tịch: Hoa Kỳ

Ngày sinh: 13/6/1928

Ngày mất: 23/5/2015

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Kiến trúc trưởng, đặt nền tảng cho lý thuyết Trò chơi

Kinh Tài Học
@ 11/05/18 4205 lượt xem

Người đặt nền tảng cho lý thuyết trò chơi

John Forbes Nash Jr.  là một nhà toán học người Mỹ với chuyên ngành lý thuyết trò chơi, hình học vi phân và phương trình đạo hàm riêng. Các học thuyết của ông được sử dụng trong kinh tế, điện toán, trí tuệ nhân tạo, sinh học tiến hóa, kế toán và chính trị. Năm 1994, ông nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế cùng với hai nhà lý thuyết trò chơi khác – là Reinhard Selten và John Harsanyi.

Lý thuyết trò chơi là một nhánh của Toán học ứng dụng. Ngành này nghiên cứu các tình huống chiến thuật trong đó các đối thủ lựa chọn các hành động khác nhau để cố gắng làm tối đa kết quả nhận được. Ban đầu được phát triển như là một công cụ để nghiên cứu hành vi kinh tế học, ngày nay Lý thuyết trò chơi được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, từ Sinh học tới Triết học. Lý thuyết trò chơi đã có sự phát triển lớn từ khi John von Neumann là người đầu tiên hình thức hóa nó trong thời kỳ trước và trong Chiến tranh Lạnh, chủ yếu do áp dụng của nó trong chiến lược quân sự, nổi tiếng nhất là khái niệm đảm bảo phá hủy lẫn nhau[i]. Bắt đầu từ những năm 1970, Lý thuyết Trò chơi bắt đầu được áp dụng cho nghiên cứu về hành vi động vật, trong đó có sự phát triển của các loài qua chọn lọc tự nhiên. Do các trò chơi hay như Song đề tù nhân (“prisoner's dilemma”), trong đó lợi ích cá nhân làm hại cho tất cả mọi người, Lý thuyết trò chơi đã bắt đầu được dùng trong Chính trị học, Đạo đức học và triết học. Cuối cùng, Lý thuyết trò chơi gần đây đã thu hút được sự chú ý của các nhà Khoa học máy tính do ứng dụng của nó trong Trí tuệ nhân tạo Điều khiển học.

Bên cạnh các mối quan tâm có tính chất hàn lâm, lý thuyết trò chơi đã nhận được sự chú ý trong văn hóa đại chúng. John Nash, một nhà lý thuyết trò chơi, người đã nhận được giải thưởng Nobel, đã là chủ đề trong cuốn hồi ký năm 1998 của tác giả Sylvia Nasar và trong bộ phim đoạt 4 giải Oscar - “Một tâm hồn đẹp” (A Beautiful Mind) năm 2001. Một số trò chơi truyền hình (game show) đã sử dụng các tính huống của lý thuyết trò chơi, trong đó có những game show truyền hình nổi tiếng, có tuổi thọ lâu.

Tuy tương tự với Lý thuyết quyết định, nhưng Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các quyết định được đưa ra trong một môi trường trong đó các đối thủ tương tác với nhau. Nói cách khác, Lý thuyết Trò chơi nghiên cứu cách lựa chọn hành vi tối ưu khi chi phí và lợi ích của mỗi lựa chọn là không cố định mà phụ thuộc vào lựa chọn của các cá nhân khác.

 

[i]Anh ngữ: mutual assured destruction

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

GUNNAR MYRDAL
(1898 - 1987)

Nhà kinh tế học Thụy Điển nổi tiếng

JOHN STUART MILL
(1806 - 1873)

Nhà triết gia, kinh tế chính trị học người Anh

JEREMY BETHAM
(1748 - 1832)

Luật gia, nhà triết học Anh nổi tiếng

VILFREDO PARETO
(1848 - 1923)

Nhà kinh tế học Ý lỗi lạc