Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại.”

Khổng Phu Tử

Quốc tịch: Trung Quốc

Ngày sinh: 551 TCN

Ngày mất: 479 TCN

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Khổng tử là tổ sư, tổ phụ sáng lập của Nho giáo [nguyên thủy] hay “Khổng - Nho”. Tuy ông không sáng tác ra học gì mới nhưng ông lại có công kết tập, san định, biên soạn đem cái đạo của thánh hiền đời thượng cổ mà phát huy và lập thành hệ thống đồ sộ (hệ thống hóa) để cho Mạnh Tử và các môn đệ của ông phổ truyền toàn xã hội, truyền lại cho người đời sau.

Triết Học
@ 10/05/18 3532 lượt xem

Ông tổ của Nho giáo

Khổng Tử, là danh nhân cuối thời Xuân Thu, ông được suy tôn như sáng tổ Nho giáo, đồng thời là một trong những giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất thế giới Á Đông. Các Nho sỹ và những xã hội đề cao Nho giáo, Nho học tôn xưng Khổng Tử là Vạn thế sư biểu (“Bậc thầy muôn đời”) hoặc Đại thành chí thánh tiên sư (Bậc thầy chí thánh đã thành tựu vĩ đại) cũng như được các vua Trung Quốc đời sau tôn phong những thụy hiệu cao quý.
Nho giáo, còn gọi là “Khổng Nho”, “đạo Nho” hay “đạo Khổng”, đôi khi được gọi là “đạo thánh nhân/thánh hiền” trong những xã hội thịnh Nho (như Trung Quốc thời kỳ Nhà Tây Hán đến Thục Hán, Nhà Tống hoặc Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Nguyễn tại Việt Nam), là một truyền thống văn hóa, hệ thống lễ giáo, đạo đức, triết lý xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị bình trị quốc gia dân tộc − cai trị nhà nước, một triết lý sống − lối sống, thậm chí một tôn giáo do Khổng Tử hệ thống hóa, kết tập, đề xướng chủ trương và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích được cho là nhằm xây dựng một xã hội thịnh trị. Nhiều nơi có đền thờ đạo Nho. Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc, rộng khắp các nước châu Á là Trung Quốc lục địa, Đài Loan, Ma Cao, Singapore, thậm chí nền văn minh đơn lẻ như Nhật Bản, một phần lớn lãnh thổ Mông Cổ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Malaysia, Brunei, Phillipines, Myanmar, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam.
Khổng tử cùng các môn đệ và sau đó là Mạnh Tử đưa ra hệ thống đạo đức, tư tưởng, triết đạo nhân sinh, triết thuyết, triết luận xã hội - nhân sinh, triết lý giáo dục, triết học chính trị và học thuyết quan trọng (tư tưởng trị quốc trọng tâm – học thuyết “(dĩ)nhân vi bản” – (lấy) nhân làm gốc; triết lý Nhân trị, Lễ  trị) được cho là chủ yếu phục vụ cho ổn định lâu dài bền vững hơn cho xã hội, quốc gia, “thiên hạ” – các triều đại (đặc biệt là Nhà Hán) thậm chí đã tô vẽ thêm thắt, bị làm nhiễu thông tin, chính trị hóa, lý tưởng hóa, “thánh nhân hóa”, “thánh hóa” hoặc tôn lên bậc “thượng đế”;
Khổng tử là tổ sư, tổ phụ sáng lập của Nho giáo [nguyên thủy] hay “Khổng - Nho”. Tuy ông không sáng tác ra học gì mới nhưng ông lại có công kết tập, san định, biên soạn đem cái đạo của thánh hiền đời thượng cổ mà phát huy và lập thành hệ thống đồ sộ (hệ thống hóa) để cho Mạnh Tử và các môn đệ của ông phổ truyền toàn xã hội, truyền lại cho người đời sau. Khổng tử đã bị thánh hóa và ngộ nhận bởi hai linh mục Dòng Tên  người Ý  có tên là Matteo Ricci, Prospero Intorcetta. Các tu sỹ đã quán chiếu chưa toàn diện nhưng chỉ dịch kinh điển sang các thứ tiếng châu Âu và tiếng La-tinh (phục vụ cho cả môn thần học trong giáo hội) và tiếp cận phiến diện và lý tưởng hóa, thậm chí thánh nhân hóa do đó, bị rơi vào trạng thái tự lừa mị. Hệ giá trị “Nho giáo” qua lăng kính tương đối phiến diện đó, không lâu về sau, được phổ biến sâu rộng trong xã hội phương Tây, thậm chí còn đưa lên ngang hàng thần, thánh.

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

JEAN-JACQUES ROUSSEAU
(1712 - 1778)

Nhà triết học khai sáng Pháp

THOMAS PAINE
(1737 - 1809)

CARL JUNG
(1875 - 1961)

BLAISE PASCAL
(1623 - 1662)