Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Tôi không quan tâm khi có người đánh cắp ý tưởng của mình mà chỉ quan tâm việc họ chẳng có nổi ý tưởng riêng.”

Nikola Tesla

Quốc tịch: Hoa Kỳ

Ngày sinh: 1856

Ngày mất: 1943

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2

Khoa Học
@ 13/05/18 10476 lượt xem

Nhà phát minh vĩ đại

Nikola Tesla (1856 – 1943) là nhà phát minh tiên phong, nhà vật lý, kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông sinh ra ở Smiljan, Đế quốc Áo (địa phận Croatia ngày nay), về sau trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh đột phá và truyền cảm hứng của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều (AC), bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2.

Có thể kể một số đóng góp nổi bật nhất của ông như sau:

Ông phát triển về mặt ứng dụng thực tiễn và hoàn thiện công nghệ điện xoay chiều (AC) và điện nhiều pha (sản xuất, truyền tải, ứng dụng điện). Thời của Tesla và Edison, điện một chiều (DC) đang trong giai đoạn sắp sửa được thương mại hóa và phổ cập (bởi công ty của Edison) nhưng gặp rất nhiều hạn chế như việc truyền tải đi xa (do công nghệ điện DC với sự hao tổn điện năng cao, cần rất nhiều trạm biến thế – tăng áp, việc này gây ra tốn kém, đội giá điện lên quá sức chi trả của đại chúng). Tuy nhiên, Tesla đã phát triển điện xoay chiều lên một trình độ khắc hẳn – AC có tính ưu việt là dễ truyền tải, ít thất thoát và nhờ đó, truyền đi qua cự ly xa hơn hẳn (thời đầu đã có thể cấp điện cho cả một tiểu bang và vùng lân cận) – như chúng ta thấy ngày nay. Hiện tại thế giới chủ yếu sử dụng kỹ nghệ điện AC – chứ không phải là điện DC. Đặc biệt, ông đưa điện lưới vào đời sống không phải bằng thí nghiệm thực tế nhưng chủ yếu thông qua tính toán lý thuyết –giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguồn lực đáng kể; v.v...

Ông phát minh ra Cuộc dây Tesla (Tesla Coin) – truyền điện không dây với công nghệ hồ quang điện (electric arc); thay đổi cách chúng ta tư duy về điện; Cuộn dây Tesla đã thay đổi về cơ bản về truyền tải điện (wireless transmission). Đây chính là ứng dụng đầu tiên của kỹ thuật điện từ (electromagnetism) với vô số ứng dụng quân sự và dân sự. Ứng dụng dân dụng thông dụng nhất ngày nay chính là hàn hồ quang (hay “hàn que”), công nghệ bếp [điện] từ (magnetic induction) hay sạc không dây (wireless charger) cho thiết bị di động cầm tay;

Ông sáng chế ra “tia điện chết”, ban đầu dự định dùng cho mục đích quốc phòng (“Death Ray”) nhưng chính ông hủy dự án trước khi nó vượt ra khỏi tầm kiểm soát;

Tesla, là cha đẻ của truyền thông không dây (wireless communication); “truyền thông” hiểu theo nghĩa rộng – truyền thông thông tin;

Ông phát minh ra động cơ điện từ, tia cực tím, bóng đèn neon và điện tín không dây (wireless telegraph); Danh sách phát minh và bằng sáng chế của ông quá nhiều để kể ra...

Nikola Tesla có nhiều công lao trọng đại nhưng lại ít biết đến hơn Thomas Edison – chủ nhân của hơn 1000 bằng phát minh – phần nào do cá tính dặc biệt của ông và sự cạnh tranh bị coi là “cực đoan” của Edison (Edition từng đề xướng cực hình dùng ghế điện xử tử tử tù) cũng như truyền thông Mỹ thời bấy giờ – thậm chí thời đó người ta (đối tác, nhà đầu tư và báo chí) coi ông là “lập dị” (hippi). Bên cạnh đó, Tesla – có khuynh hướng tư tưởng của một nhà khoa học hơn là một nhà kinh doanh thuần túy – chịu sự mâu thuẫn của những thành viên hội đồng quản trị hãng điện Westinghouse (do George Westinghouse đầu tư thành lập); nhất là bởi cạnh tranh của hãng Thomson-Houston Electric (do Thomas Edition dẫn dắt) – tiền thân của General Electricity, General sau này. Cuộc cạnh tranh điện lực – kéo dài suốt thập niên 1980 (cùng thời chủ nhân phát minh điện thoại Alexander Graham Bell) và làm tốn nhiều giấy mực báo chí – đã trở thành giai thoại, đượctruyền thông gọi là “Cuộc chiến Điện”("War of Currents"). Cuối đời, tài sản ông có chỉ là hơn 200 nghìn USD (cổ phần trong công ty Westinghouse Electric) trong khi số nợ lên đến hàng triệu Mỹ kim.

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

Phạm Văn Khiển

4 năm trước

Tuyệt vời quá! Những phát minh vĩ đại của tesla làm thay đổi cả thế giới! Biết ơn ông rất nhiều. Hơn nữa ông còn có trách nhiệm, tính nhân văn rất cao. Có vẻ như "Tia điện chết" rất nguy hiểm, nhưng ông đã không cho nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Hành động quả là cao thượng, không vì lợi ích riêng.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

CHRISTOPHER COLUMBUS
(1451 - 1506)

NHÀ THÁM HIỂM VĨ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI

BENJAMIN FRANKLIN
(1706 - 1790)

NHÀ BÁC HỌC ĐA TÀI

MARIE CURIE
(1867 - 1934)

NỮ KHOA HỌC THIÊN TÀI

NEILS BOHR
(1885 - 1962)

NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG VẬT LÝ LƯỢNG TỬ