Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Tri thức trở thành tàn ác nếu mục tiêu không có đạo đức.”

Philosopher Plato

Quốc tịch: Hy Lạp

Ngày sinh: 427 TCN

Ngày mất: 347 TCN

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Người sáng lập ra Trường Academy ở thành Athens, có thể coi như trường đại học đầu tiên của phương Tây. Ông là nhân vật quan trọng nhất trong sự phát triển của triết học, đặc biệt là triết học phương Tây. Cùng với thầy của ông Socrates, và học trò nổi tiếng nhất của ông, Aristotle, Plato đã đặt nền móng cho triết học và khoa học phương Tây. Không chỉ vậy, ông còn thường được coi là một trong những người sáng lập của tôn giáo và thuyết duy linh phương Tây. Ảnh hưởng của Plato lên tư tưởng của đạo Thiên chúa bắt nguồn từ ảnh hưởng của ông lên Thánh Augustine, một trong những nhà triết học và thần học quan trọng nhất trong lịch sử đạo Thiên chúa.

Triết Học
@ 09/05/18 3201 lượt xem

Là một trong ba nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp nổi tiếng nhất

Plato, hay Platon do Pháp phiên âm được nhắc đến như triết gia Hy Lạp vĩ đại. Vĩ nhân cổ đại này nổi danh với phương pháp luận đối thoại triết học có phương pháp và thành lập học viện tại Athens (academy/akademia) – thường được coi là trường đại học đầu tiên trong thế giới phương Tây. Plato là đầu óc đại tài trong nhiều học khoa từ chính trị học đến khoa tâm lý cho đến đạo đức học. Các tác phẩm còn lưu truyền đến tận ngày nay của Plato gồm 35 tập đối thoại (dialogue) và 13 bức triết thư trong những học khoa then chốt của cái Biết.

Chủ trương lập trường triết đặc sắc – duy tâm khách quan, ông nổi tiếng với phương pháp luận nổi bật: Biện chứng, đối thoại có phương pháp. Khái niệm Đối thoại triết học của Plato – kế thừa và kiện toàn về chiều sâu từ thuật truy vấn Plato – là phương pháp mà hỏi đáp giữa thầy – trò (vấn đáp), lần lần tìm ra nguyên lý chắc chắn hơn, quy luật bền vững hơn (đặc biệt so với những phát biểu mang tính định đề của nhà thờ và những tập đoàn thống trị trước đó).

Học trò tâm truyền của ông – Aristotle – cũng là triết gia, nhà bách khoa, khoa học gia lỗi lạc cho mãi đến ngày nay được tôn vinh là nhà tư tưởng vĩ đại nhất về các học khoa chính trị, tâm lý và đạo đức.

Triết gia này theo đuổi triết duy tâm đến quá mức – thiên lệch về trọng tâm. Trong khi ấy, ông sử dụng phương pháp biện chứng sinh ra gây ra hiểu không đúng và đó là phương tiện không phù hợp cho chủ nghĩa duy tâm. Đi vào chi tiết, toàn bộ tư tưởng về chính trị - xã hội của Platon có thể gói gọn trong hình thái “Quốc gia lý tưởng” mà ông đã dày công gầy dựng suốt cả đời. Mô thức ấy thể hiện đầy đủ tất cả các vấn đề của đời sống mà xã hội chúng ta ngày hôm nay vẫn còn đang băn khoăn suy nghĩ. Vậy quốc gia lý tưởng đó là gì? Quốc gia lý tưởng của Platon là một quốc gia cộng sản triệt để trong đó, tất cả mọi cái đều được gom vào thành của chung. Tất cả lợi ích là vì xã hội (của công), nhà nước. Đó là một quốc gia trong đó mọi người luôn được sống “êm đềm hạnh phúc”, đầy đủ và thoả mãn với những gì mà họ đã tạo ra. Trong chương Bàn về Nhà nước chuyên luận Cộng hoà, ông viết: “người ta sẽ sản xuất lúa, rượu, áo quần, giày dép, nhà cửa... Họ tự nuôi sống bằng lúa mì, xay bột, bánh nướng, họ ngồi ăn trên chiếu hoặc trên lá, ngả lưng vào giường hoặc vào thân cây. Họ ăn uống với gia đình, uống rượu do họ làm lấy, mang những vòng hoa trên đầu, hát những điệu ca tụng thần linh, sống trong hoà nhã êm ái”. Kiến thiết một hình thái quốc gia đến mức lý tưởng hoá trong thực tế thì không phải dễ và nếu không khéo thì sẽ chuốc lấy những hậu quả nặng nề, dai dẳng. Ý tưởng ông khởi thuỷ về một nhà nước lý tưởng bởi Platon là một ý tưởng tương đối mơ mộng, bay bổng và nghèo nàn về thực tiễn. Nó đã có cả một cơ sở về sau đó là giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã sống theo tinh thần của ông suốt hơn một ngàn năm ở châu Âu và gần đây nhất có nhà nước Liên Xô (cũ) hay các nước Đông Âu cũ. Đó là một lý tưởng rất mực tốt đẹp, cao cả và toàn tròn nhưng thực ra nó trở nên vô cùng nguy hiểm với những thói xấu thâm căn cố đế của con người.

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

4 năm trước

không biết cao nhân nào viết bài này cho tiểu đệ biết quý danh, để tiện trao đổi hay nhận xét... vì bài này có nhiều điều rất thú vị về triết gia Platon mà tiểu đệ không thể hiểu được

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

JEAN-JACQUES ROUSSEAU
(1712 - 1778)

Nhà triết học khai sáng Pháp

THOMAS PAINE
(1737 - 1809)

CARL JUNG
(1875 - 1961)

BLAISE PASCAL
(1623 - 1662)