Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại.”

René Descartes

Quốc tịch: Pháp

Ngày sinh: 1596

Ngày mất: 1650

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Ông là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện đại.

Triết Học
@ 13/05/18 3261 lượt xem

Cha đẻ của Triết học hiện đại

“René Descartesdu La Haye”, dạng La-tinh hóa Renatus Cartesius (sinh 31 tháng 3 năm 1596 tại làng La Haye en Touraine,Vương quốc Pháp – mất 11 tháng 2 năm 1650; Stockholm, Đế quốc Thụy Điển) là triết gia đặc biệt quan trọng thời kỳ Khai minh châu Âu, khoa học gia, nhà toán học (ông nổi tiếng với hệ tọa độ Decartes), yếu nhân tư tưởng vượt trội người Pháp, được một số người xem là nắm địa vị người xướng xuất triết học hiện đại Tây phương.

​Về khoa học tự nhiên, René Descartes của thời chuyển giao “tống cựu nghinh tân” – chính là người phát minh ra hình học giải tích, phép tích - vi phân và ông đề xướng phương pháp luận hoài nghi như một phần cốt yếu trong phương pháp tư duy, phương pháp khoa học, thúc đẩy con người tiếp cận chân lý một cách thuận lợi hơn (tương tự Trang Tử ở phương Đông, ở góc độ nào này - nổi tiếng với câu "đọc sách mà tin sách là chưa đọc vậy"). Ông được đề cập đến như một trong những triết gia quan trọng nhất trong lịch sử. Toán học giải tích Descartes - kết nối 2 môn hình học và đại số – mà trước đó tưởng như hoàn toàn tách biệt - là mang tích cách mạng, đã tạo ra bước ngoặt vô cùng to tát về tư tưởng (tương tự "hiệu ứng bươm bướm" (butterfly effect) trong khoa học, hay toàn ảnh ký trong quang học, và thậm chí, nguyên lý "lồng đối" trong triết học).

Descartes vừa bước chân vào làng triết đã có địa vị "chiếu trên" không ai "hoài nghi". Tư tưởng ông khi ấy tân kỳ mới mẻ đến nỗi người ta "gán" ông vào [một khái niệm tương đối mù mờ] triết học hiện đại. Descartes được tôn xưng là triết gia hiện đại đầu tiên.

Trước thời Descartes thì tư duy về phương pháp luận phổ biến là ý chí áp đặt từ các nhà thờ Thiên chúa giáo và các nhà "triết–thần học" ("theologian-philosophers"). Nói cách khác, phương pháp khi đó tuân theo cách "không hiểu phải tin" - những phán đoán như là định đề, tức là hiển nhiên được coi là "sự thật" không qua khâu lập luận chứng minh, kiểm chứng (kể cả về mặt lý thuyết) và hầu như không ai dám phản biện.Đó gần như là tất cả những gì mà nền "khoa học - chân lý" đương thời có.

"Cha đẻ nền triết hiện đại"theo đuổi lập trường về chân lý khoa học rất lý tính, rất rõ ràng:"Một luận đề hay giả thiết là "chân lý" chỉ và chỉ đúng khi làm cho người khác hiểu, nhận thức được và được chứng minh thành công".

Descartes đã tài tình phối kết "kim - cổ" giữa triết "Thần học - Aristotle" thịnh hành trong suốt thời cận đại bấy giờ với khoa học thực chứng logic, mới mẻ sinh động mà ông không những khởi xướng mà còn dấn thân phát triển lên tầm cao khác hẳn.

Về mặt phương pháp, tư tưởng Descartes đã mở lối hoàn toàn mới sau kỷ nguyên Âu châu chìm trong kinh điển kinh viện giáo điều đầy màu sắc thần học, dưới sức mạnh áp đảo của các nhà thờ Thiên chúa giáo – suốt “Đêm trường Trung Cổ”. Tư tưởng trong cuốn "Discours de la méthode" (“Luận về Phương pháp”) khi ấy được đánh giá là ngọn đuốc soi đường về phương pháp lý luận khoa học [thực chứng] ở một cấp độ mới.

Thuyết hoài nghi

Về cơ bản, diễn trình tìm ra quy luật sự vật hiện tượng thông thường trải qua 5 bước là: Quan sát, đo đạc (tìm ra “dị đồng”) ð đặt câu hỏi ð phán đoán ð thực nghiệm, thí nghiệm, thử sai, loại suy... ð phân tích (diễn giải, quy nạp, tổng hợp, thử sai - loại suy, so sánh đối chiếu, phản chứng, đa phương pháp) ð kết luận/ tổng luận.

Thuyết Hoài nghi Descartes khởi thủy từ tính thiếu chắc chắn và bền vững của các giác quan và sự quan sát phiến diện, thậm chí thất thường ở con người [phàm]. Sau nhiều năm chiêm nghiệm đối chiếu giữa lý thuyết kinh viện với thực tiễn xã hội, xâu chuỗi mạch lạc những tư liệu đã nghiên cứu, những ghi chép của riêng ông cũng như sau nhiều ngày tọa thiền quán chiếu, ông nhận thấy các học thuyết then chốt trước thời ông không bắt nguồn từ thông tin dữ liệu trung thực, bền hay khách quan với chân tướng sự thực đã đang xảy ra. “Làm sao nhận chân vấn đề thời đại? Làm sao có chứng cứ và dữ kiện tốt hơn?” – Descartes tự cật vấn trong căn phòng vào mùa đông trước Cuộc chiến 30 năm. Đây cũng là câu hỏi không chỉ riêng ông mà còn của các bộ óc triết học Đông Tây (Trang Tử ở nền tư tưởng Đông phương). Xin phép mượn lời nhà văn Pháp Anatole France viết đại ý, để làm rõ ý cho phạm trù “hoài nghi”, là: Có một nhà bác học quyết đem hết đời mình để viết lại một bộ sử tổng quát về nhân loại. Ông tham khảo hầu hết sách vở từ cổ chí kim để soạn bộ sử ấy. Công việc gần xong, thì ông đã cao tuổi. Một ngày kia, đứng trên lầu cao, trước cửa sổ, ông chứng kiến được một cuộc cãi lộn và ẩu đả ở phố trước từ đầu đến cuối. Một hồi lâu, chị nấu bếp dọn ăn cho ông, vui miệng thuật lại chuyện ẩu đả ấy cho ông nghe. Nhưng ông lấy làm lạ sao chi tiết đều sai cả với những điều chính ông đã nghe thấy? Ông nghĩ ngợi và không bao giờ ngờ đến lòng thành thực của chị nấu bếp vì ông biết chị ấy thực thà lắm. Ông bèn xách gậy đi xuống phố… Khi ông vừa gặp bà giữ cửa, bà ấy thuật lại cho ông nghe câu chuyện trên, hoàn toàn không giống với những điều ông nghe thấy, lại cũng không giống với những điều  chị bếp kể nữa. Ông tò mò đi từ đầu phố đến cuối phố… thì ông lại được nghe biết bao chi tiết ly kỳ hoang đường hơn nữa… không đúng với những sự nghe thấy của ông mà lại còn ngược nhau lung tung cả. Ông trở về… cảm thấy sự mong manh của chứng cứ con người… Các chứng cứ do các sử gia từ thế kỷ này đến thế kỷ kia để lại… ông cảm thấy cũng chỉ là những chứng cứ không sao tin cậy được nữa… Buồn chán thất vọng, ông cho chồng sử của ông đã viết vào lò lửa…”

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

JEAN-JACQUES ROUSSEAU
(1712 - 1778)

Nhà triết học khai sáng Pháp

THOMAS PAINE
(1737 - 1809)

CARL JUNG
(1875 - 1961)

BLAISE PASCAL
(1623 - 1662)