Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Cuộc sống thiếu thử thách thì không đáng sống.”

Socrate

Quốc tịch: Hy Lạp

Ngày sinh: 470 TCN

Ngày mất: 399 TCN

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Socrates còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: "Hãy tự biết lấy chính mình", "Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả"

Triết Học
@ 09/05/18 3725 lượt xem

Cha đẻ của triết học phương Tây

Socrate, hay Socratetheo Pháp phiên âm hoặc Sokrates (dạng La-tinh hóa phát xuất từ chữ Σωκράτης trong tiếng Hy Lạp) (470 - 399 TCN) là một triết nhân kinh điển Hy Lạp, danh vĩ nhân thời cổ đại, cây đại thụ của nền triết học – khoa học phương Tây. Hậu thế tôn xưng ông trên địa vị cha đẻ triết học phương Tây và vinh danh là bậc thầy về truy vấn (“phương pháp Socrate hay "elenchus").

Ngoài các phương pháp hàn lâm đã trở nên kinh điển, Socrate còn nổi tiếng với phương pháp châm biếm Socrate (Socrate ironic method).​ Phương pháp truy vấn Socrate – đậm đặc tính hàn lâm – là việc phát triển một luận đề (luận đề mới hoặc phát xuất từ một luận đề nào đó) hoặc phán đoán, cho đến khi tìm ra quy luật bền vững hơn những phán đoán cùng thời. Một phát biểu, một mệnh đề chỉ được là đúng khi không thể chứng minh phản biện [tức chứng minh nó là sai]. Học trò nổi tiếng nhất của ông là Plato và Plato về sau là thầy của Aristotle. Đến lượt mình, Aristotle là thầy của Alexander đại đế (356-323) – ông vua binh bị (quân–vương) về sau “chinh đông chinh tây” khuynh đảo cả trung tâm thế giới một thời kỳ dài.

Ngoài phương pháp sư phạm học thuật hiệu quả (mang tính tiên phong được hệ thống hóa, mô phạm hóa đến mức kinh điển) – đưa ông lên địa vị người đi trước thời đại, bước lên hàng ngũ bậc thầy kinh điển, Plato cũng chính là người khởi xướng và phát triển phương pháp luận truy vấn lên mức độ rất cao về tư duy (sau ý niệm/ tư duy ngôn ngữ/ luận lý logic hình thức) – hệ thống phương pháp mà theo đó người thầy hỏi học trò để truy tìm những quy luật nhanh nhất, loại suy tối ưu, thuyết phục nhất...

Socrate công bố rằng, sự thông thái của ông ấy rất hạn chế để có thể nhận thức được sự bất toàn, kém hiểu biết của ông. “Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả!”, ông phát biểu.

Có một cuộc đối thoại đáng chú ý, một người thân hữu – triết gia của Socrates là Callicles cố thuyết phục ông đừng triết luận nữa. Callicles bảo Socrates: “Triết học giống như một món đồ chơi hấp dẫn, nếu người ta say mê có điều độ vào thời điểm thích hợp trong cuộc sống. Nhưng nếu đeo đuổi nó quá liều lượng thì nó sẽ làm người ta suy nhược. Nghe lời tôi khuyên đi. Bỏ tranh luận, học hỏi cách sống một cuộc sống tích cực, đừng lấy làm mẫu mực những người chỉ biết dành hết thời gian vào những chuyện không đâu vào đâu...” Như vậy Callicles thật sự muốn nói với Socrate như thế này: “Hãy dừng triết lý. Hãy đi theo thực tế. Hãy học kinh doanh”. Và Callicles quả thật có lý. Ông có lý vì triết học cách ly chúng ta khỏi những ước lệ, những giả định thâm căn, cùng những xác tín thâm căn cố đế. Đó là những rủi ro, cá nhân và chính trị.

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

JEAN-JACQUES ROUSSEAU
(1712 - 1778)

Nhà triết học khai sáng Pháp

THOMAS PAINE
(1737 - 1809)

CARL JUNG
(1875 - 1961)

BLAISE PASCAL
(1623 - 1662)