Trong quyển Những kỷ niệm đời tôi với Maeterlinck (Souvenirs, My Life with Maeterlinck), Georgette Leblanc kể về sự chuyển hóa kỳ diệu của một “nàng lọ lem” người Bỉ như sau:
“Một cô phục vụ ở khách sạn lân cận mang thức ăn đến cho tôi. Người ta gọi cô là ‘Marie rửa bát’ vì cô bắt đầu nghề nghiệp của mình bằng công việc bị nhiều người coi thường này. Đã vậy, cô còn xấu xí, mắt lác, chân vòng kiềng. Nhìn chung, dưới mắt người đời, cô là một cô bé lọ lem đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Một hôm, khi cô mang đĩa mì ống tới cho tôi, tôi nói: ‘Marie này, ở cô có rất nhiều điểm đáng yêu, cô có biết không?’. Marie đứng lặng trong giây lát, gần như ngưng thở. Sau đó cô đặt cái đĩa lên bàn và nói: ‘Thưa bà, cháu chưa nghĩ đến điều đó bao giờ’. Cô không nói thêm điều gì nữa mà chỉ lặng lẽ lui ra. Từ ngày đó, những thay đổi kỳ lạ bắt đầu xuất hiện ở cô gái thầm lặng ấy. Tin rằng mình có nhiều điều tốt đẹp mà mọi người chưa biết, cô bắt đầu chăm sóc gương mặt và dáng hình mình một cách kỹ lưỡng. Và rồi bao vẻ thanh xuân bị vùi lấp bấy lâu nay bỗng trỗi dậy trong cô. Hai tháng sau, cô báo tin sẽ kết hôn với người cháu của ông bếp trưởng. Cô nói: ‘Cháu sẽ trở thành một quý bà!’ rồi cô cảm ơn tôi. Tôi vô cùng cảm động khi nghĩ rằng chỉ với một câu nói ngắn ngủi ấy, tôi đã giúp cô thay đổi cả cuộc đời.”
Georgette Leblanc đã cho “Marie rửa bát” niềm tin và động lực để vươn lên. Và Marie đã lấy niềm tin và động lực ấy làm điểm tựa để thay đổi cuộc đời mình.
Trong đời thường, cho người khác một thanh danh là quan trọng; nhưng phê bình một người mà vẫn giữ được danh dự cho người ấy còn quan trọng hơn gấp nhiều lần.
Chuyện kể rằng, một buổi sáng, nha sĩ Martin Fitzhugh ở Dublin, Ireland, bị một bệnh nhân than phiền cái bình kim loại đựng nước súc miệng không được sạch sẽ lắm. Thực ra, người bệnh dùng cái cốc bằng giấy chứ không phải cái bình, nhưng rõ ràng để một vật kém vệ sinh trong phòng khám là điều không nên chút nào.
Sau giờ làm việc, nha sĩ Fitzhugh viết một bức thư ngắn cho Bridgit, người giúp việc thường đến văn phòng ông hai lần mỗi tuần để dọn dẹp. Ông viết như sau:
Chị Bridgit thân mến!
Tôi ít khi gặp chị. Nên tôi nghĩ mình phải tranh thủ để cảm ơn chị về công việc dọn dẹp rất tốt mà chị đã làm. Nhân tiện, tôi xin đề nghị thế này: Hiện tại, hai giờ dọn dẹp, mỗi tuần hai lần là quá ít, xin chị cứ tùy ý đến làm việc thêm một giờ nữa vào bất cứ lúc nào chị cảm thấy thuận tiện để làm những việc như lau chùi các bình, lọ, cốc… Dĩ nhiên, tôi sẽ trả thêm tiền ngoài giờ cho chị.
“Ngày hôm sau, khi tôi bước vào phòng làm việc”, ông Fitzhugh kể, “bàn ghế láng bóng, còn ở phòng răng, mọi thứ – kể cả bình nước - đều sạch sẽ, sáng choang và nằm ngay ngắn đúng vị trí của chúng.
Cố gắng này vượt xa những biểu hiện thông thường của chị. Mà chị cũng chẳng làm thêm một giờ nào hết. Chị muốn tỏ ra xứng đáng với sự tin cậy, lời khen ngợi của tôi”.
Ruth Hopkins, cô giáo dạy lớp bốn ở Brooklyn, New York, phải đương đầu với một khó khăn lớn. Năm học này lớp của cô sẽ có Tommy, cậu học trò được xem là bất trị nổi tiếng nhất trường. Thầy giáo lớp ba của cậu luôn than phiền về cậu. Cậu không chỉ nghịch ngợm theo kiểu thông thường mà còn đánh nhau, trêu chọc bạn gái, ngang ngược với thầy cô. Mọi giáo viên đều nói rằng càng lớn cậu càng tệ hơn. Ưu điểm duy nhất của cậu là khả năng tiếp thu nhanh và làm bài tập ở lớp rất nhanh.
Cô Hopkins quyết định đương đầu với “vấn đề Tommy” ngay lập tức. Sau khi chào các học sinh mới, cô khen từng em một: “Rose à! Chiếc áo của em rất xinh”, “Alicia này! Cô nghe nói em vẽ rất đẹp”. Khi đến bên cạnh Tommy, cô nhìn thẳng vào mắt cậu và nói: “Tommy! Cô biết em là một người có tài lãnh đạo. Cô sẽ nhờ em giúp cô làm cho lớp này thành lớp giỏi nhất khối lớp bốn năm nay, được không?”. Cô nhấn mạnh điều này trong những ngày đầu tiên bằng cách khen ngợi Tommy trong mọi việc cậu làm và rằng điều này chứng minh cậu là một học trò giỏi như thế nào. Có lời khen và danh dự này, cậu bé chín tuổi ấy quyết tâm gìn giữ. Và quả thật, cậu đã không làm cô giáo và mọi người thất vọng vào cuối năm học đó.
Gần như bất cứ người nào trên đời cũng đều như vậy chứ không chỉ là những cậu bé hay cô bé. Một cách đơn giản để đánh thức những đức tính tốt đẹp trong con người mình là tin rằng mình có ít nhất một đức tính tốt nào đó. Như thế, dù trên thực tế chúng ta chưa có nó thì sau đó, chúng ta sẽ hành xử như chúng ta đã có đức tính đó vậy.
* Nếu muốn khuyến khích một điều gì ở ai đó, bạn hãy làm như điều ấy chính là đặc điểm vượt trội của người đó. Họ nhất định sẽ nỗ lực phi thường để trở nên như thế.
- Dale Carnegie
* Trong cách đối nhân xử thế, nếu ta đối xử với một người như thế nào thì anh ta sẽ trở thành người như thế ấy.
- Johann Wolfgang von Goethe
NGUYÊN TẮC 28:
KHEN NGỢI ĐỂ KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI KHÁC SỐNG XỨNG ĐÁNG VỚI LỜI KHEN ĐÓ
6 năm trước
Tôi rất ngưỡng mộ tài đức của ông Vũ,ông là tấm gương cho thế hệ trẻ chúng tôi.hy vọng và phấn đấu ước mơ của tôi là được gặp vị chủ tịch tuyệt vời này.chúc ông luôn dồi dào sức khỏe!
5 năm trước
có tri thức, thông tin rất khó, nhưng xử lý thông tin, áp dụng nó vào thực tiễn khó khăn rất rất nhiều lần
Ngô Văn Kiệt
5 năm trước
tôi có một đề nghị với tập đoàn về tủ sách nền tảng đổi đời như sau: thiết nghĩ tại sao chúng ta không tạo điều kiện để cho mọi người có thể đọc online trực tiếp trên trang này mà chỉ dừng lại ở mức giới thiệu qua cho mọi người danh sách các cuốn sách hay và chỉ giới thiệu sơ qua về chúng. Qua việc đọc trực tiếp trên trang này tạo cho mọi người thói quen đọc không chỉ dừng lại ở việc đọc thông qua sách mà còn đọc trực tiếp trên mạng, vừa làm cho mọi người nhất là giới trẻ biết đến trang nhiều hơn, qua đó nhằm quản bá trang đến nhiều người hơn để họ có thể biết về những tư tưởng cũng như chí hướng của ông Vũ nhiều hơn. Mong là ad đọc được và có thể tận dụng tối đa công nghệ trên mạng cũng như mạng xã hội để lan tỏa chí hướng của ông Vũ đến với mọi người nhiều hơn Xin cảm ơn!
5 năm trước
Ngày còn là học sinh mình đã đọc Đắc Nhân Tâm của tác giả Nguyễn Hiến Lê, tuy nhiên vào thời điểm đó mình chưa có cảm nhận nhiều lắm về kiến thức được viết trong cuốn sách... Hôm vừa rồi, mình đi bảo dưỡng xe tại Mazda Phú Thọ và vô tình mình được đọc cuốn Đắc Nhân Tâm do ông Đặng Lê Nguyên Vũ soạn lời bình... Đã mấy ngày nay mình tìm trên mạng, tìm một số hiệu sách về cuốn sách (khổ nhỏ) này nhưng không có. Nếu có thể Trung Nguyên tặng mình một cuốn nhé. Cám ơn Trung Nguyên đã truyền cảm hứng. Trân trọng!
5 năm trước
Rất hữu ích cho mọi người, học cách để đối nhân xử thế, học cách rèn luyện để giao tiếp tốt với mọi người, làm cho mọi người thực sự cảm thấy yêu quý mình.
5 năm trước
mình muốn phát triển, đất nước phát triển. Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie là một trong những cuốn sách nổi tiếng và bán chạy rất mọi thời đại. Nó đã thu hút được rất nhiều thế hệ của độc giả.