Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Logic sẽ đưa bạn đi từ điểm A tới điểm B. Trí tưởng tượng sẽ đưa bạn tới mọi nơi. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức.”

Albert Einstein

Quốc tịch: Đức

Ngày sinh: 14/03/1879

Ngày mất: 18/04/1955

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Nhà vật lý lý thuyết, người phát triển thuyết tương đối tổng quát, là một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại. Đạt giải Nobel Vật lý năm 1921, đứng đầu danh sách Những nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20 do tạp chí Time (Mỹ) công bố năm 1998.

Khoa Học
@ 24/03/18 2626 lượt xem

Đam mê mãnh liệt trên con đường trở thành nhà khoa học vĩ đại thế giới

Albert Einstein sinh ra tại Đức trong một gia đình gốc Do Thái với gia thế không có gì nổi bật. Einstein mắc chứng chậm nói khiến cha mẹ ông phải tìm đến bác sĩ vì sợ ông bị câm. Thời đi học, Einstein nhút nhát, khó giao tiếp, bị bạn bè trêu chọc, thầy cô đánh giá thấp. Không chịu nổi sự bó buộc của trường học, sự xa cách của thầy cô và bạn bè, Einstein sợ đến trường, muốn bỏ học, thành tích kém. Dù vậy, từ nhỏ Einstein đã tỏ ra quan tâm tới các hiện tượng khoa học, nhất là vật lý, luôn tò mò và khát khao khám phá thế giới tự nhiên.

Năm 16 tuổi Einstein từ bỏ quốc tịch Đức và mất tư cách công dân, từ đó việc học tập và nghiên cứu khoa học rất khó khăn. Ông nhiều lần thất bại khi thi  lên đại học. Sau này dù đã tốt nghiệp đại học Bách khoa và nhập tịch Thụy Sĩ ông vẫn bị mọi nơi từ chối đơn xin việc, cuộc sống rất khó khăn. Nhưng nhờ giữ được lòng say mê khoa học, ý chí bền bỉ, sự tò mò không giới hạn và nỗ lực không ngừng, ông đã lần lượt đưa ra những lý thuyết vật lý quan trọng, nhất là Thuyết tương đối nổi tiếng. Dù vấp phải phản ứng dữ dội giới khoa học nhưng lý thuyết này của ông đã “đảo lộn” quan niệm của con người về Vũ Trụ. Dù bị mọi người nghi ngờ nhưng ông không hề lung lay và nhờ giữ vững niềm tin đó, ông đã trở thành một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại. Ông tự nhận mình là nhà khoa học của nhân loại chứ không riêng cho một quốc gia nào. Ông còn ra sức đấu tranh vì hòa bình thế giới, cố gắng ngăn Thế chiến thứ II. 

Cuộc đời và ý chí của ông thực sự có ảnh hưởng sâu sắc đến cả nhân loại, là nguồn khích lệ cho bất kỳ ai đang trên con đường đi đến thành công.

 

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

4 năm trước

Xin chào ban tổ chức. Einstein với thuyết tương đối đã nổi tiếng khắp năm châu. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót khi ta quên nhắc đến Kurt Godel, người đã phát hiện ra định lý bất toàn có tầm cỡ sánh ngang thuyết tương đối và định lý bất định (của Heissenberg), ta có thể dễ dàng tìm ra trên mạng và sách chưa chuyển ngữ. Mong ban tổ chức cân nhắc ạ. Trân trọng cảm ơn.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

CHRISTOPHER COLUMBUS
(1451 - 1506)

NHÀ THÁM HIỂM VĨ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI

NIKOLA TESLA
(1856 - 1943)

NHÀ PHÁT MINH VĨ ĐẠI

BENJAMIN FRANKLIN
(1706 - 1790)

NHÀ BÁC HỌC ĐA TÀI

MARIE CURIE
(1867 - 1934)

NỮ KHOA HỌC THIÊN TÀI