Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Tôi không sợ một đội quân sư tử do cừu dẫn dắt. Tôi chỉ sợ đội quân cừu do sư tử chỉ huy”

Alexander III

Quốc tịch: Pella, Macedonia

Ngày sinh: 20 tháng 7, 356 TCN

Ngày mất: 10 tháng 6, 323 TCN

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Chiến lược gia quân sự; Vị anh hùng trong truyền thống Hồi giáo

Chính Trị Học
@ 10/05/18 2530 lượt xem

Chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại

Alexandros Đại Đế (sinh 20 tháng 7, 356 TCN tại Pella, Macedonia – mất 10 tháng 6, 323 TCN (32 tuổi) tại Babylon). Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế, tiếng Latinh: Alexander Magnus, là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Trong suốt Triều đại của mình, ông chủ yếu dành thời gian cho quân sự, các cuộc chinh phạt, và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà con người thời đó biết đến trước khi qua đời; và vì thế ông thường được xem là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

Sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos II, Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay. Chiến thắng của ông trước quân Ba Tư trong trận Gaugamela - chiến thắng quyết định thứ ba của ông trước vua Ba Tư Darius III - được xem là chiến công hiển hách nhất trong thời kỳ cổ đại; không những thế ông còn đánh tan tác người Scythia - một dân tộc bách chiến bách thắng thời bấy giờ. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedonia) vào chính quyền và cả quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa các tướng sĩ của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.

Sau mười hai năm liên tục thân hành cầm quân đánh đâu thắng đó, vua Alexandros Đại Đế qua đời, có lẽ là do sốt rét, thương hàn, hay viêm não do virút. Những cuộc chinh phạt của ông mở đầu cho nhiều thế kỉ định cư và thống trị của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, một giai đoạn được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Bản thân ông cũng sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông qua đời, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles (Asin) năm xưa. Không những vị vua trẻ tuổi này trở thành nhà chinh phạt xuất sắc nhất của Hy Lạp cổ điển, ông còn là một vị anh hùng trong truyền thống Hồi giáo, người Ả Rập gọi ông là Iskandar.

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

HENRY KISSINGER
(1923)

Ngoại trưởng hiệu quả nhất của Hoa Kỳ

RAOUL GUSTAF WALLENBERG
(1912 - 1947)

Nhà ngoại giao, doanh nhân theo chủ nghĩa nhân đạo 

KLEMENS VON METTERNICH
(1773 - 1859)

Nhà ngoại giao quan trọng nhất thế kỷ 19

ANTOINE-HENRI JOMINI
(1779 - 1869)

Một tướng lĩnh nghệ thuật