Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“”

Christian Andreas Doppler

Quốc tịch: Áo

Ngày sinh: 29/11/1803

Ngày mất: 17/03/1853

Chức vụ : Là nhà toán học và vật lý học người Áo, người khai sinh hiệu ứng vật lý Doppler nổi tiếng

Âm Thanh Học
@ 13/05/18 3904 lượt xem

Người khai sinh hiệu ứng vật lý Doppler

Doppler học tiểu học ở Salzburg rồi học bậc trung học ở Linz. Sau đó ông trở lại Salzburg, theo học các giáo trình triết học ở "Salzburg Lyceum", rồi vào học tiếp toán học cấp cao, cơ học và thiên văn học ở Đại học Vienne. Khi kết thúc học trình ở Đại học Vienne năm 1829, Doppler được bổ nhiệm làm phụ tá các môn toán học cấp cao và cơ học cho giáo sư A Burg.

Cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, xe lửa có vận tốc 30 dặm/giờ đã có mặt khắp các con đường ở nông thôn. Trước đó, tốc độ di chuyển của con người vẫn chưa vượt qua được tốc độ của những con ngựa chậm chạp. Sau khi xe lửa ra đời, người ta liền chú ý đến sự chuyển động của vật thể gây ra ảnh hưởng đối với những âm thanh do vật thể phát hiện ra.
Christian Doppler quan sát rất kỹ sự vận động của xe lửa, ông bắt đầu suy đoán cái gì đã dẫn đến sự thay đổi những âm thanh mà ông quan sát được.

Vào ngày 2 tháng 5 năm 1842, khi đã 39 tuổi, ông xuất bản tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, với tựa đề:
"Über das farbige Licht der Doppelsterne und einiger anderer Gestirne des Himmels" (Ánh sáng màu của các ngôi sao đôi và về những ngôi sao khác trên bầu trời).
Có một ấn bản sao chép với bản dịch sang tiếng Anh của Alec Eden.
Nhờ sự thay đổi cao độ của âm thanh khi tiến lại gần và rời xa người quan sát, ông đã liên tưởng tới việc giải thích sự thay đổi màu sắc của các sao đôi bằng nguyên tắc của tần số bước sóng của một nguồn đối với người quan sát phụ thuộc vào vận tốc tương đối giữa người quan sát và nguồn phát sóng đó. Trong cặp sao đôi quay quanh nhau, một trong hai ngôi sao đó sẽ có xu hướng xích lại gần Trái Đất và ngôi sao còn lại thì rời xa Trái Đất, được nửa chu kỳ thì điều tương tự lại xảy ra ngược lại. 
Ông đưa ra lý luận phổ biến rằng: - Đối với người quan sát đứng yên không chuyển động thì sự chuyển động của vật thể sẽ dẫn đến sự biến đổi tần số của ánh sáng và âm thanh do vật sinh ra, tần số này hoặc là cao lên hoặc là thấp đi. Christian Doppler khẳng định chính sự biến đổi này đã giải thích được màu đỏ và màu xanh của các ngôi sao xa xôi, ngôi sao nào chuyển động gần về phía trái đất thì tần số ánh sáng sẽ giảm và nó mang màu gần xanh, và ngược lại thì mang màu gần đỏ
Tác phẩm được xuất bản vào năm 1843, và tới năm 1844, Christian Doppler đã trình lên Hiệp hội khoa học Bohemian lý luận của mình về sự thay đổi màu sắc. Nếu như nói một cách chuẩn xác thì Christian Doppler đã đúng, nhưng ở vào thời đại của ông thì máy móc không thể nào quan sát được sự biến đổi siêu nhỏ này.
Người ta yêu cầu Christian Doppler phải chứng minh được lý luận của mình, nhưng ông lại không có cách nào có thể lấy ánh sáng để chứng minh, bởi vì kính viễn vọng và các thiết bị thời đó không đủ hiện đại. Do vậy mà Christian Doppler quyết định mượn âm thanh để giải thích nguyên lý của mình.
Thí nghiệm năm 1845 của Christian Doppler đã mang lại cho ông sự nổi tiếng. Ông mời một nhạc công đứng lên trên xe lửa, dùng kèn trumpet tấu một bản nhạc. Trên sân ga là một số các nhạc sĩ khác rất giỏi cảm âm các giai điệu, họ đã kí lại những nhạc điệu nghe được mỗi khi xe lửa tiến lại gần và lùi ra xa ga. Quả thực là giai điệu mà các nhạc sĩ nghe được có tone cao hơn khi toa xe lửa tiến lại gần họ, chứng tỏ là lý luận của Christian Doppler đúng.
Sau khi Christian Doppler chứng minh sự tồn tại của hiệu ứng này, ông đã đặt tên cho nó là hiệu ứng Doppler.

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

JAGADISH CHANDRA BOSE
(1858 - 1937)

GUGLIELMO MARCONI
(1874 - 1937)

HEINRICH RUDOLF HERTZ
(1857 - 1984)