Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Niềm tin là một quan niệm sống độngg, mạnh mẽ, vững chắc, ổn định hơn những gì mà chúng ta tưởng tượng”

David Hume

Quốc tịch: Scotland

Ngày sinh: 7/5/1711

Ngày mất: 25/8/1776

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Một triết gia, nhà kinh tế học và nhà sử học người Scotland, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng của Scotland

Đạo Đức Học
@ 13/05/18 8579 lượt xem

Nhà triết học của thời đại khai sáng Anh Quốc

David Hume là một triết gia, nhà kinh tế học và nhà sử học người Scotland, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng của Scotland.

Các sử gia thường xem triết học Hume như là một dạng thức triệt để của chủ nghĩa hoài nghi, nhưng nhiều người khác đã lý luận rằng trong triết học Hume, thành phần chủ nghĩa tự nhiên cũng không kém phần quan trọng.

Hume chịu ảnh hưởng lớn bởi các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa John Locke và George Berkeley, cùng với nhiều tác giả tiếng Pháp như Pierre Bayle, và nhiều tác giả tiếng Anh như Isaac Newton, Samuel Clarke, Francis Hutcheson, và Joseph Butler. Ông có ảnh hưởng lớn tới các triết gia và nhà khoa học khác như Adam Smith, Adam Ferguson, Kant, Bentham, James Madison, Alexander Hamilton, Auguste Comte, William James, Darwin, Russell, T. H. Huxley, J. S. Mill, Einstein, Ayer, J. L. Mackie.

Ý niệm và ấn tượng

Hume tin rằng tất cả kiến thức của con người đều đến với chúng ta qua các giác quan. Các nhận thức của chúng ta, theo như cách gọi của ông, có thể được chia thành hai loại: các ý niệm và các ấn tượng. Ông định nghĩa các thuật ngữ này trong tác phẩm An Enquiry Concerning Human Understanding (Một câu hỏi về sự hiểu biết của con người) như sau: "Với thuật ngữ ấn tượng, tôi muốn nói đến tất cả các nhận thức sống động hơn của chúng ta, khi ta nghe thấy, nhìn thấy, hoặc cảm thấy, hoặc yêu, hoặc ghét, hoặc ước, hoặc muốn. Và ấn tượng phân biệt với ý niệm; các ý niệm là những nhận thức ít sống động hơn, ta nhận ra chúng khi ta suy ngẫm về một trong các cảm giác hoặc các hoạt động kể trên." Ông miêu tả rõ hơn về các ý niệm: "... tất cả các ý niệm của ta chỉ là các bản sao của các ấn tượng của ta. Nói cách khác, ta không thể nghĩ về bất cứ cái gì mà ta chưa hề cảm nhận được từ trước đó, hoặc bằng các giác quan bên ngoài hoặc bằng các giác quan nội tại." Điều này tạo thành một khía cạnh quan trọng của chủ nghĩa hoài nghi của Hume, vì ông nói rằng ta không thể chắc chắn rằng một thứ gì tồn tại, chẳng hạn Thượng đế, một linh hồn, hoặc một bản ngã, trừ khi ta có thể chỉ ra ấn tượng mà ý niệm về sự vật đó đã được rút ra từ đó.

Luận đề về nhân quả

Khi một sự kiện xảy ra tiếp sau một sự kiện khác, hầu hết mọi người cho rằng một mối quan hệ giữa hai sự kiện "làm cho" sự kiện thứ hai theo sau sự kiện thứ nhất (post hoc ergo propter hoc). Hume thách thức niềm tin này lần đầu trong tác phẩm đầu tay của ông Treatise of Human Nature (Luận thuyết về bản chất con người), và sau đó là trong tác phẩm Enquiry Concerning Human Understanding. Ông ghi nhận rằng, mặc dù ta chứng kiến một sự kiện xảy ra tiếp sau sự kiện kia, ta không chứng kiến bất cứ một quan hệ cần nào giữa hai sự kiện. Hume lấy ví dụ về hai quả bi-a: quả bóng đen lăn tới đập vào quả bóng trắng, và quả bóng trắng bắt đầu lăn. Ông nói rằng, thực chất, ta chỉ chứng kiến các sự kiện bóng lăn mà không chứng kiến rằng quả bóng trắng lăn là vì bị quả bóng đen đập phải, (tuy nhiên, ta lại có kỳ vọng rằng quả bóng trắng sẽ lăn sau khi bị quả bóng đen đập phải). Và theo nhận thức luận hoài nghi của ông, ta chỉ có thể tin vào các tri thức mà ta thu được từ các nhận thức của mình. Do đó, quan hệ nhân quả kia không nằm trong bản chất của sự vật mà chỉ nằm trong tâm thức của ta. Hume thiết lập rằng ý niệm của con người về nhân quả chẳng qua chỉ là sự trông đợi rằng một số sự kiện nhất định nào đó sẽ xảy ra sau các sự kiện khác đã đến trước[2].

 

Một quan niệm như vậy tước bỏ tất cả động lực của thuyết nhân quả, và sau này một số người theo trường phái Hume như Bertrand Russell đã loại bỏ hoàn toàn khái niệm nhân quả như thể một cái gì đó tương tự mê tín dị đoan. Nhưng quan niệm đó thách thức kinh nghiệm thông thường (common sense), từ đó sinh ra vấn đề về nhân quả; cái gì biện minh cho niềm tin của ta vào một quan hệ nhân quả, và ta có thể có được tri thức về loại quan hệ nào? – một vấn đề không có một lời giải được chấp nhận. Hume khẳng định rằng con người (và các động vật khác) có một niềm tin bản năng vào luật nhân quả dựa trên sự phát triển của các thói quen trong hệ thần kinh, một niềm tin mà ta không thể xóa bỏ, nhưng cũng không thể chứng minh bằng bất cứ luận cứ nào, diễn dịch hay quy nạp. Đó cũng là trường hợp của niềm tin của chúng ta vào thực tại của thế giới bên ngoài.

 

Luận đề về quy nạp

Hume là người đầu tiên xây dựng luận đề về quy nạp(cùng với diễn dịch là một phương pháp suy luận quan trọng logic học) là dựa trên căn cứ nào mà ta có kết luận từ suy luận quy nạp. Câu trả lời là dựa trên thực tế quan sát thấy tức là sử dụng cách suy luận quy nạp. Và nói như vậy là lý luận vòng quanh.

Một ví dụ đơn giản về phương pháp quy nạp là hầu hết mọi người đều chắc chắn rằng mỗi khi thả một hòn đá thì hòn đá sẽ rơi. Nhưng thực tế là người ta chỉ được chứng kiến hòn đá đã rơi nhiều lần, chứ chưa hề chứng kiến rằng hòn đá sẽ rơi, hay luôn luôn rơi. Có thể giải thích rằng hòn đá rơi là do định luật hấp dẫn. Nhưng chúng ta chưa hề trải nghiệm định luật đó, ta mới chỉ chứng kiến các vật rơi.

Cố gắng giải thích bằng một luận cứ viện dẫn đến một "nguyên lý đồng nhất" rằng quá khứ và tương lai tương tự nhau chắc chắn thất bại: Một nguyên lý như vậy có thể đã được thiết lập chỉ từ kinh nghiệm, trong khi kinh nghiệm lại chỉ được chứng minh là đúng trong quá khứ. Như đã giải thích ở trên, vì đã nhiều lần chứng kiến hòn đá rơi, nên chính thói quen đã làm cho ta trông đợi rằng hòn đá sẽ lại rơi khi được thả. Rõ ràng, ta không có cách nào khác là phải dựa vào các kỳ vọng đó, nghĩa là phải học bằng kinh nghiệm. Từ quan điểm thực tiễn, việc đó được đánh giá là hoàn toàn hữu ích. Tuy nhiên, nhìn từ phía lý tính, nó vẫn là một việc làm không hợp lý.

Ý chí tự do và thuyết quyết định

Hume Hầu như ai cũng từng nhận thấy sự xung đột không thể chối cãi giữa ý chí tự do và thuyết quyết định – nếu các hành động của bạn đã được tiền định từ hàng tỉ năm trước thì làm sao chúng có thể là tùy ở bạn được? Nhưng Hume còn ghi nhận một xung đột khác đã biến vấn đề ý chí tự do thành một song đề hoàn chỉnh: ý chí tự do không tương thích với thuyết vô định. Giả sử các hành động của bạn không được quyết định bởi sự kiện nào đã xảy ra trước đó, khi đó có vẻ như các hành động của bản hoàn toàn ngẫu nhiên. Hơn nữa, điểm quan trọng nhất với Hume là chúng không được quyết định bởi tính cách của bạn – ước muốn, sở thích, các giá trị, v.v... Làm sao ta có thể bắt ai đó chịu trách nhiệm về một hành động đã xảy ra một cách ngẫu nhiên? Ý chí tự do có vẻ đòi hỏi thuyết quyết định, vì nếu không, chủ thể và hành động sẽ không thể được kết nối theo cách mà các hành động được lựa chọn một cách tự do đòi hỏi. Vậy là hiện nay khi hầu như ai cũng tin vào ý chí tự do, ý chí tự do vừa có vẻ mâu thuẫn với thuyết quyết định, vừa có vẻ đòi hỏi thuyết quyết định. Quan niệm của Hume là hành vi của con người, cũng như mọi vật khác, có nguyên nhân, và do đó, việc giữ cho mọi người có trách nhiệm với hành động của mình phải tập trung vào việc khen thưởng hoặc trừng phạt họ theo một cách mà khi đó họ sẽ cố gắng làm những điều đáng ước muốn và tránh những việc đáng bị chê trách, xét trên quan điểm đạo đức.

Thuyết vị lợi

Có lẽ Hume đã là người đầu tiên, cùng với các thành viên khác của thời kỳ Khai sáng Scolland, đề ra tư tưởng rằng có thể tìm giải thích cho các nguyên tắc đạo đức trong lợi ích mà chúng khuyến khích. Tuy Francis Hutcheson, một đồng bào của ông, là người đặt ra khẩu hiệu "niềm vui tối đa cho số đông" ("greatest happiness for the greatest numbers"), nhưng từ việc đọc Luận thuyết của Hume mà Jeremy Bentham đã lần đầu tiên cảm thấy sức mạnh của một hệ thống vị lợi chủ nghĩa. Tuy nhiên, chủ nghĩa vị lợi sơ khai của Hume rất đặc biệt từ góc nhìn của chúng ta. Ông không cho rằng sự kết hợp của các con số đếm về lợi ích có thể cho ra một công thức để đi tới chân lý đạo đức. Ngược lại, Hume là một người theo chủ nghĩa cảm tính đạo đức, ông cho rằng các nguyên tắc đạo đức không thể được minh giải bằng tri thức. Đơn giản là ta cảm thấy một số nguyên tắc là đúng và những người khác thì không; và lý do tại sao các nguyên tắc đạo đức theo chủ nghĩa vị lợi được ta công nhận là vì chúng khuyến khích lợi ích của cả ta và những người khác, những người mà ta có sự thông cảm. Con người được cấu tạo để đồng ý với những gì giúp cho xã hội, nghĩa là lợi ích công cộng. Hume đã sử dụng hiểu biết sâu sắc này để giải thích cách chúng ta đánh giá nhiều hiện tượng đa dạng, từ các thể chế xã hội và các chính sách của chính phủ cho đến các tính cách và tài năng.

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

4 năm trước

Được mở mang rất nhiều kiến thức. Cảm ơn tác giả, cảm ơn ad! Hi vọng sẽ đọc thêm nhiều bài viết hay từ website.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

FRIEDRICH WILHELM NIETZSCHE
(1844 - 1900)

JOHN LOCKE
(1632 - 1704)

MẸ TERESA
(1910 - 1997)

IMMANUEL KANT
(1724 - 1804)