Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Đức hạnh khó có được hơn tri thức của thế giới và, nếu đánh mất ở người thanh niên, khó khi nào tìm lại được”

John Locke

Quốc tịch: Anh

Ngày sinh: 1632

Ngày mất: 1704

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Một trong những triết gia quan trọng nhất và ảnh hưởng nhất mọi thời đại

Đạo Đức Học
@ 13/05/18 5150 lượt xem

Triết gia ảnh hưởng nhất mọi thời đại

John Locke triết gia, nhà y lý người Anh thời Vua Charles II - Một trong những triết gia quan trọng nhất và ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Locke là một trong những triết gia và nhà chính trị học nổi tiếng nhất thế giới thế kỷ 17, thời kỳ Lý Tính. Locke thường được coi là người gầy dựng nền móng cho trường phái đặc sắc mà ngày nay được gọi là chủ nghĩa Kinh nghiệm Anh. Chịu chi phối tư tưởng sâu sắc từ Locke nhất là các nhà Khai sáng Pháp, kế đến là thế hệ cách mạng kiến quốc Hoa Kỳ (trong cách mạng Mỹ). Ông không chỉ quan trọng với kỳ Khai sáng mà còn với thời kỳ Lý Tính (Age of Reason). Tư tưởng Locke gây ảnh hưởng to lớn trong sự phát triển khoa Triết học chính trị và nhận thức luận thời kỳ quan trọng này.

Ông thường biết đến rộng rãi với danh vị “Cha đẻ Chủ nghĩa Tự do". John Locke - sinh năm 1632 trong một gia đình trung lưu vùng Somerset - có những đóng góp nền tảng cho lý thuyết hiện đại về chính quyền trung tả [cần] được giới hạn quyền lực – qua các tác phẩm đồ sộ của mình, ngoài phát triển khế ước xã hội xét trong tương quan chức năng và nguồn gốc nhà nước, Locke luôn đấu tranh chống chủ nghĩa chuyền quyền, độc tài, toàn trị.

Là triết nhân nổi bật trong lĩnh vực nhận thức luận, ông chủ trương con người dùng lý trị và tự do ý chí để nhận chân – truy tìm chân lý – thay vì dễ chấp nhận hệ giá trị mang tích áp đặt sẵn có trước đó hoặc được sinh ra bởi hệ niềm tin mơ hồ mù quáng mà không tư duy, kiểm chứng, phản biện có phương pháp. (Luận về sự hiểu biết của con người – 1689)

Qua các công trình công phu của mình, ông luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế và đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá nhân và thể chế. Về cá nhân, ông muốn con người dùng lý trí để đi tìm chân lý thay vì chấp nhận ý kiến áp đặt hoặc sinh ra bởi niềm tin mù quáng. Về mặt thể chế, cụ thể là nhà nước và nhà thờ, ông tách biệt các chức năng chính đáng và không chính đáng của các thể chế này và từ đó mà có sự khác nhau trong việc sử dụng bạo lực của các thể chế này tương ứng với đúng các chức năng của nó. Chính những khái niệm về quyền của tự nhiên, khế ước xă hội và nhiều đóng góp khác đă khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Quan niệm của Locke về đạo đức?

Là người đầu tiên định nghĩa bản ngã thông qua bản sắc cá nhân có ý thức, John Locke tin rằng mọi người là có lý tríđạo đức. Mọi người đều có những quyền tự nhiên kể từ khi họ sinh ra. Quyền tự nhiên là được sống, được tự do quyền sở hữu. Ông lập luận rằng, chính quyền có nghĩa vụ bắt buộc bảo vệ những quyền tự nhiên của công dân. Đó là duy nhất để chính quyền tổn tại, và khi công dân không còn tin chính quyền làm tròn nghĩa vụ này thì họ sẽ phế truất và tìm chính quyền mới. Locke có niềm tin vào tốt (“chính”) và xấu (“tà”), thưởng và phạt, là những động lực cho con người có lý trí/ trí tuệ. Đó là những dẫn dắt; chúng thúc đẩy (động lực) con người làm việc, và định hướng họ.

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

3 năm trước

Cảm ơn Jonh locke vì những cống hiến vĩ đại của ông. Cho đến nay các học thuyết đó vẫn còn nguyên giá trị.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

FRIEDRICH WILHELM NIETZSCHE
(1844 - 1900)

DAVID HUME
(1711 - 1776)

MẸ TERESA
(1910 - 1997)

IMMANUEL KANT
(1724 - 1804)