Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Nếu không có lòng yêu thương lao động hiển nhiên và sự nỗ lực phi thường thì không có bản lĩnh mà cũng chẳng có thiên tài”

Dmitri Ivanovich Mendeleev

Quốc tịch: Nga

Ngày sinh: 08/02/1834

Ngày mất: 02/02/1907

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : khám phá ra quy luật tuần hoàn hoá học của các nguyên tố (công bố 1869) - một bước ngoặt to lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học

Khoa Học
@ 13/05/18 5399 lượt xem

Nhà hóa học thiên tài

Dmitri Ivanovich Mendeleev (sinh 8 tháng 2 năm 1834 tại làng Verhnie Aremzyani — mất 2 tháng 2 năm 1907, Saint Petersburg, Đế quốc Nga) nổi tiếng với khám phá ra quy luật tuần hoàn hoá học của các nguyên tố (công bố 1869) - một bước ngoặt to lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Tên ông gắn liền với bảng tuần hoàn hoá học và những tiên đoán về tính chất nhiều nguyên tố - thậm chí những nguyên tố mà con người chưa từng biết đến. Ông cũng nổi tiếng như là người đầu tiên khám phá ra nhiệt độ sôi tới hạn (boiling point) - rất quan trọng trong khoa học.

Mendeleev tài tình sắp xếp 63 nguyên tố theo dòng (chu kỳ/ lớp) dựa trên khối lượng tương đối của nguyên tử, và theo cột (nhóm/ họ) dựa theo tính chất hoá học và vật lý của các nguyên tố. Ông nổi tiếng với việc khám phá ra quy luật tuần hoàn hoá học - lưu ý con người không thể "nhìn thấy" hoặc "đếm" bằng mắt các hạt như electron và thời đó chưa có những công cụ như máy gia tốc hạt LHC. Thậm chí ông còn tiên đoán những nguyên tố thực có tồn tại trong tự nhiên nhưng chưa tìm ra và CHƯA từng được biết đến. Tức là ông tiên đoán cả xu hướng tính chất hoá học và vật lý của chúng - như tính kim loại - phi kim, tính chất axit hay bazơ (độ pH), bán kính nguyên tử, độ âm điện, năng lượng iron hoá, ái lực electron, cấu hình electron, đặc tính phóng xạ, vân vân...

Nhiều nhà khoa học trước đó đã thất bại về bảng tuần hoàn liên quan đến quy luật lượng – chất trong hoá học. Lý thuyết nguyên tử của Mendeleev đã thành công và thuyết phục hơn nhiều. Sau khi vô số nhà khoa học đã thất bại về bảng tuần hoàn liên quan đến quy luật lượng - chất trong hoá học, Mendeleev đoán trước thuộc tính của các nguyên tố con người chưa biết đến mà ông tin sẽ sẽ lấp vào những chỗ trống trong bảng này. Hầu hết những tiên đoán của ông tỏ ra chính xác khi các nguyên tố đó lần lượt được phát hiện – sau đó đều đã minh chứng xác thực trong thực tiễn. Bảng tuần hoàn của Mendeleev từ đó đã được mở rộng và hiệu chỉnh với sự khám phá hoặc tổng hợp thêm những nguyên tố mới và sự phát triển của các mô hình lý thuyết để giải thích thuộc tính hóa học. (Thành công về sau của Merie Curie mang ơn rất nhiều từ bảng tuần hoàn và những khám phá của Mendeleev).

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay bảng tuần hoàn Mendeleev, hay ngắn gọn bảng tuần hoàn, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.

Các hàng trong bảng gọi là các chu kỳ (lớp), trong khi các cột gọi là các nhóm (họ), một số có tên riêng như halogen hoặc khí hiếm. Bởi vì theo định nghĩa một bảng tuần hoàn thể hiện những xu hướng tuần hoàn, bất kỳ bảng dưới dạng nào cũng có thể dùng để suy ra mối quan hệ giữa các tính chất của nguyên tố và tiên đoán tính chất của những nguyên tố mới, chưa từng được khám phá hoặc chưa tổng hợp được. Do đó, một bảng tuần hoàn-dù ở dạng tiêu chuẩn hay các biến thể-cung cấp khuôn khổ hữu ích cho việc phân tích thuộc tính hóa học, và các bảng như vậy được sử dụng rộng rãi trong hóa học và các khoa học khác.

*Chi tiết

Tất cả các nguyên tố có số nguyên tử từ 1 (Hiđrô) đến 118 (Oganesson) đã được phát hiện hoặc ghi nhận tổng hợp được, trong khi các nguyên tố 113, 115, 117 và 118 vẫn chưa được thừa nhận rộng rãi. 98 nguyên tố đầu tồn tại trong tự nhiên mặc dù một số chỉ tìm thấy sau khi đã tổng hợp được trong phòng thí nghiệm và tồn tại với lượng cực nhỏ.

Các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 99 đến 118 chỉ được tổng hợp ra, hoặc được tuyên bố là đã tổng hợp được trong phòng thí nghiệm. Người ta hiện vẫn đang theo đuổi việc tạo ra các nguyên tố có các số hiệu nguyên tử lớn hơn, cũng như tranh cãi về câu hỏi rằng bảng tuần hoàn có thể cần phải hiệu chỉnh ra sao để tương thích với những nguyên tố mới sẽ thêm vào. Theo đuổi lý thuyết nguyên tử, Mendeleev rất thành công với những liệt kê và tiên đoán của mình, hầu như sau đó đều đã minh chứng trong thực tiễn.

Ông dự đoán các [nhóm] nguyên tố rất quan trọng:​

  • Eka-boron (scandi/scandium)
  • Eka-aluminium (gali/gallium)
  • Eka-manganese (tecneti/technetium)
  • Eka-silicon (gecmani/germanium)

Mendeleev tài tình sắp xếp 63 nguyên tố theo dòng (chu kỳ/ lớp) dựa trên khối lượng tương đối của nguyên tử, và theo cột (nhóm/ họ) dựa theo tính chất hoá học và vật lý của các nguyên tố. Ông nổi tiếng với việc khám phá ra quy luật tuần hoàn hoá học-lưu ý con người không thể "nhìn thấy"/ "đếm" bằng mắt các hạt như electron và thời đó chưa có những công cụ như máy gia tốc hạt LHC. Thậm chí ông còn tiên đoán những nguyên tố có tồn tại trong tự nhiên nhưng chưa tìm ra. Tức là ông tiên đoán luôn cả xu hướng tính chất hoá học và vật lý của chúng - như tính chất axit hay bazơ, tính kim loại - phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện, năng lượng iron hoá, ái lực electron, cấu hình electron, đặc tính phóng xạ, vân vân...

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay bảng tuần hoàn Mendeleev, hay ngắn gọn bảng tuần hoàn, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

CHRISTOPHER COLUMBUS
(1451 - 1506)

NHÀ THÁM HIỂM VĨ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI

NIKOLA TESLA
(1856 - 1943)

NHÀ PHÁT MINH VĨ ĐẠI

BENJAMIN FRANKLIN
(1706 - 1790)

NHÀ BÁC HỌC ĐA TÀI

MARIE CURIE
(1867 - 1934)

NỮ KHOA HỌC THIÊN TÀI