Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“”

Gāius Iūlius Caesār

Quốc tịch: La Mã cổ đại

Ngày sinh: 13/7/100 TCN

Ngày mất: 15/3/44 TCN

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Một lãnh tụ quân sự và chính trị, và tác gia văn xuôi Latin lớn của La Mã cổ đại

Chính Trị Học
@ 10/05/18 2010 lượt xem

Một lãnh tụ quân sự và chính trị, tác gia văn xuôi Latin lớn của La Mã cổ đại

Gāius Iūlius Caesār  là một lãnh tụ quân sự và chính trị, và tác gia văn xuôi Latin lớn của La Mã cổ đại. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã.

Julius Caesar, tên đầy đủ là Gāius Jūlius Caesār (100 TCN – 44 TCN), là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã. Ông đồng thời là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Caesar được đánh giá là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại. 

Ông được tôn vinh là "Hoàng đế không ngai" của Đế chế La Mã, là nhân vật từng liên kết với Pompey, Crassus tạo thành "Liên minh Tam hùng" nổi tiếng trong lịch sử La Mã.

Nhiều nhà sử học cho rằng Caesar là nhân vật có ảnh hưởng còn lớn lao hơn nhiều so với các vua chúa, các hoàng đế thời cổ xưa bởi cái tên Caesar đã tượng trưng cho quyền lực và phong cách uy nghi.

Julius Caesar được hậu thế ghi nhận là một danh tướng, một nhà chính trị có tài, một chính khách nhìn xa trông rộng, một văn nhân và đồng thời cũng là một nhà hùng biện nổi tiếng trong lịch sử. 

Nguyên tắc quân sự của Caesar: Đồng cam cộng khổ cùng binh sĩ

Sự nghiệp quân sự rất thành công của Caesar khiến ông đuợc xếp vào ngang hàng với Alexander Đại đế (356 TCN – 323 TCN), Hannibal (247 TCN - 183 TCN), Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) và Napoleon (1769 – 1821). Tên ông nổi bật trong danh sách "10 đại tướng vĩ đại nhất của thế giới".

Mặc dù ông cũng đã từng thất bại lớn trong nhiều trận đánh, như trận Gergovia (trong cuộc chinh phạt xứ Gaul), trận Dyrrhachium (trong cuộc Nội chiến), thế nhưng khả năng, mưu lược tài tình của ông vẫn ngời sáng.

Công cuộc xây đắp thành lũy ở Alesia trong cuộc chiến xứ Gaul, chiến thắng đội quân đông đảo hơn rất nhiều của Pompey ở Pharsalus.

Và sự tận diệt đội quân của vua Pharnaces ở Trận Zela... là những bằng chứng hùng hồn nhất cho tài lãnh đạo và dụng quân xuất chúng của chiến lược gia tài ba thời Lã Mã cổ đại này.

Thời thanh niên, Caesar đã bộc lộ nhân cách của một nhà lãnh đạo khi đối mặt với bọn cướp biển vùng Cilicia. Ngay trong tình trạng bị giam cầm Caesar vẫn tìm cách giữ mình khỏe mạnh.

Khi bọn hải tặc nói với Caesar rằng chúng sẽ đòi tiền chuộc ông là 20 talent vàng, Caesar cười to và bảo ông đáng giá ít nhất 50 talent (12.000 miếng vàng).

Sự kiện này được đem làm một dẫn chứng cho sự tự tin của Caesar ngay cả khi sống trong nguy hiểm, làm giảm đi khả năng bị giết hại của ông.

Khi đã là một nhà cầm quân, Caesar chiến thắng các đối thủ dưới bất kỳ địa hình, thời tiết nào. Điều này phần lớn là nhờ vào sự trung thành, tính kỷ luật cao trong quân ngũ và khả năng điều khiển, tài cầm quân tuyệt vời của ông.

Caesar sử dụng một đội hình quân đội xuất sắc: Kỵ binh và bộ binh của ông là tốt nhất của La Mã thời đó; cùng với các thiết bị chiến tranh của La Mã tối ưu như máy bắn đá, máy bắn tên…

 

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

HENRY KISSINGER
(1923)

Ngoại trưởng hiệu quả nhất của Hoa Kỳ

RAOUL GUSTAF WALLENBERG
(1912 - 1947)

Nhà ngoại giao, doanh nhân theo chủ nghĩa nhân đạo 

KLEMENS VON METTERNICH
(1773 - 1859)

Nhà ngoại giao quan trọng nhất thế kỷ 19

ANTOINE-HENRI JOMINI
(1779 - 1869)

Một tướng lĩnh nghệ thuật