Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Đầu tiên, họ có thể làm ngơ bạn, sau đó, họ cười nhạo bạn, sau đó họ đối đầu với bạn và sau đó nữa thì bạn thắng.”

Mohandas Karamchand Gandhi

Quốc tịch: Ấn Độ

Ngày sinh: 02/10/1869

Ngày mất: 30/01/1948

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Ông là nhà chính trị và lãnh đạo tinh thần, người lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi độc lập của dân tộc Ấn Độ dưới chế độ thực dân của đế quốc Anh bằng phương pháp bất bạo động và bất tuân dân chủ.

Chính Trị Học
@ 29/03/18 2140 lượt xem

Ông là một người vĩ đại, anh hùng dân tộc đối với nhân dân Ấn Độ, được tôn xưng là Mahatma Gandhi (Thánh Gandhi). Cuộc đời vĩ đại và những tư tưởng của ông có tác động đến phong trào dân chủ, tự do và hòa bình trên khắp thế giới. Ông đứng thứ hai trong danh sách “Những nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20” do tạp chí Time (Mỹ) công bố năm 1998.

Đức tin tối thượng và ý chí kiên định trong cuộc tranh đấu vĩ đại vì hòa bình nhân loại

Mohandas Karamchand Gandhi sinh tại Porbandar, Ấn Độ, trong một gia đình theo tôn giáo Vaishnava - ăn chay tuyệt đối, mẹ ông là người vợ thứ tư của cha ông. Cha ông tuy là tổng bộ trưởng của Porbandar nhưng không có tham vọng tích trữ tài sản, lại bị suy thận, sức khỏe yếu. Năm Gandhi 16 tuổi thì cha qua đời để lại nhiều tiếc nuối.

Gandhi lúc nhỏ ít nói, nhút nhát, rất ít bạn. Mới 13 tuổi, do tục tảo hôn và vì cha mẹ muốn tiết kiệm tiền mà Gandhi phải lấy vợ cùng một lượt với hai anh. Đám cưới diễn ra nhiều tháng làm người anh cả phải bỏ học. Nhưng Gandhi vẫn kiên trì đến trường, siêng năng học hành đạt thành tích vượt bậc và được nhận học bổng.

Năm 1888, Gandhi sang Anh học Luật, cuộc sống hết sức cơ cực vì ông ăn chay. 4 năm sau, Gandhi tốt nghiệp về nước nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi làm luật sư vì là người da màu, phải bỏ dở vụ kiện, bị buộc tội vì cố vấn sai lầm, bị bác bỏ đơn xin gia nhập Tối cao Pháp viện… Từ đây, ông bắt đầu lên tiếng cho những người lao động bị áp bức bất công.

Cuộc đời ông là sự tranh đấu không ngừng nghỉ vì độc lập tự do, vì quyền bình đẳng của những người dân nghèo khổ trên khắp thế giới, để ngăn chặn chiến tranh, bạo động. Không ai nghĩ rằng con người nhỏ bé ấy lại có ý chí chiến đấu kiên trì đến thế. Đó là vì ông luôn giữ niềm khao khát cháy bỏng suốt đời mình, khao khát tự chứng, đối mặt cùng Thượng Đế, đeo đuổi duy nhất niềm tin vào Chân Lý tối thượng.

Nhờ ý chí bền bỉ và đức tin lớn lao ông đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ giành được độc lập mà không phải đổ máu, trở thành nguồn khích lệ tinh thần cho nhân dân thế giới đứng lên đấu tranh vì tự do, hòa bình. Cuộc đời vĩ đại của ông là thông điệp truyền cảm hứng cho cả nhân loại, tư tưởng “bất bạo động” của ông là tư tưởng quý báu cho lịch sử loài người.

 

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

HENRY KISSINGER
(1923)

Ngoại trưởng hiệu quả nhất của Hoa Kỳ

RAOUL GUSTAF WALLENBERG
(1912 - 1947)

Nhà ngoại giao, doanh nhân theo chủ nghĩa nhân đạo 

KLEMENS VON METTERNICH
(1773 - 1859)

Nhà ngoại giao quan trọng nhất thế kỷ 19

ANTOINE-HENRI JOMINI
(1779 - 1869)

Một tướng lĩnh nghệ thuật