Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

“Hãy tập chiến thắng sự đói khát, sự lười biếng và sự giận dữ.”

Pythagoras

Quốc tịch: Hy Lạp

Ngày sinh: 580 đến 572 TCN

Ngày mất: 500 đến 490 TCN

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras, được xem là cha đẻ của số học

Khoa Học
@ 13/05/18 3486 lượt xem

Nhà khoa học và toán học vĩ đại

Pythagoras (sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại. Trong tiếng Việt, tên của ông thường được phiên âm từ tiếng Pháp (Pythagore) thành Pi-ta-go.

Pythagoras đã thành công trong việc chứng minh tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. Ông cũng được biết đến là "cha đẻ của số học". Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho triết học và tín ngưỡng vào cuối thế kỷ 7 TCN. Về cuộc đời và sự nghiệp của ông, có quá nhiều các huyền thoại khiến việc tìm lại sự thật lịch sử không dễ dàng. Pythagoras và các học trò của ông tin rằng mọi sự vật đều liên hệ đến toán học, và mọi sự việc đều có thể tiên đoán trước qua các chu kỳ.

Các tác phẩm:

Không văn bản nào của Pythagoras còn tồn tại tới ngày nay, dù các tác phẩm giả mạo tên ông - hiện vẫn còn vài cuốn - đã thực sự được lưu hành vào thời xưa. Những nhà phê bình thời cổ như Aristotle và Aristoxenus đã tỏ ý nghi ngờ các tác phẩm đó. Những môn đồ Pythagoras thường trích dẫn các học thuyết của thầy với câu dẫn autos ephe (chính thầy nói) - nhấn mạnh đa số bài dạy của ông đều ở dạng truyền khẩu. Pythagoras xuất hiện với tư cách một nhân vật trong tác phẩm Metamorphoses của Ovid, trong đó Ovid đã để Pythagoras được trình bày các quan điểm của ông.

Ảnh hưởng tới Pythagore:

Pythagoras hay ở nghĩa rộng hơn là các môn đồ của Pythagoras được cho là đã gây ảnh hưởng mạnh tới Platon. Theo R. M. Hare, ảnh hưởng của ông xuất hiện ở ba điểm:

1.         Tác phẩm Cộng hòa của Platon có thể liên quan tới ý tưởng "một cộng đồng được tổ chức chặt chẽ của những nhà tư tưởng có cùng chí hướng", giống như một ý tưởng đã được Pythagoras đưa ra tại Croton.

2.         Có bằng chứng cho thấy có thể Platon đã lấy ý tưởng của Pythagoras rằng toán học, và nói chung, tư tưởng trừu tượng là một nguồn tin cậy cho sự tư duy triết học cũng như "cho các luận đề quan trọng trong khoa học và đạo đức".

3.         Platon và Pythagoras cùng có chung ý tưởng "tiếp cận một cách thần bí tới tâm hồn và vị trí của nó trong thế giới vật chất". Có lẽ cả hai người cùng bị ảnh hưởng từ truyền thống Orpheus.

Sự điều hòa của Platon rõ ràng bị ảnh hưởng từ Archytas, một môn đồ Pythagoras thật sự ở thế hệ thứ ba, người có nhiều đóng góp quan trọng vào hình học, phản ánh trong Tập VIII trong sách Elements của Euclid.

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

CHRISTOPHER COLUMBUS
(1451 - 1506)

NHÀ THÁM HIỂM VĨ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI

NIKOLA TESLA
(1856 - 1943)

NHÀ PHÁT MINH VĨ ĐẠI

BENJAMIN FRANKLIN
(1706 - 1790)

NHÀ BÁC HỌC ĐA TÀI

MARIE CURIE
(1867 - 1934)

NỮ KHOA HỌC THIÊN TÀI