“Con người nào cũng sẽ kết thúc cuộc đời bằng cái chết. Chỉ có cách sống, cách ra đi là đặc điểm khiến người này khác biệt so với những người còn”
Quốc tịch: Hoa Kỳ
Ngày sinh: 21/07/1899
Ngày mất: 02/07/1961
Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Hemingway được đánh giá là nhà văn, nhà báo lớn của nước Mỹ, một con người khiến cả thế giới phải nhìn nhận về tư tưởng, triết lý và diễn ngôn của mình. Ông từng được nhận giải thưởng báo chí Pulitzer năm 1953 và giải Nobel văn học năm 1954
Người chiến binh của khát vọng cống hiến và đấu tranh
Cuộc đời của nhà văn Ernest Hemingway từng được nhiều nhà viết sử gọi là “cuộc nổi loạn không ngừng” để chống lại thành phần xuất thân và cách giáo dục tiểu tư sản của gia đình. Ông lớn lên ở khu ngoại ô Chicago trong một môi trường mà phụ nữ chiếm đa số và ưu thế. Từ thuở nhỏ Ernest Hemingway đã phải kiên trì để chống lại người mẹ đầy tính gia trưởng của mình, để hướng đến ước mơ văn chương của mình thay vì âm nhạc. Và dường như chính những điều đó chính là khởi nguồn cho hành động của một con người mang tầm vóc trong tương lai.
Cuộc hành trình chinh phục thành công của Ernest Hemingway, gắn liền với một chuỗi dài những biến động của thời cuộc, từ việc công tác trong tờ báo The Kansas City Star cho đến việc tham gia vào Hội đồng thập tự Hoa Kỳ và qua miền bắc nước Ý làm tài xế xe cứu thương trong thế chiến thứ I. Sau cuộc chiến, ông rơi vào cảm giác của một “thế hệ lạc lõng” trước thời cuộc, nhưng bằng chính ý chí kiên cường và một khát vọng cống hiến mạnh mẽ, đã giúp ông vực dậy lòng tin và tự tìm cho mình những cảm hứng mới lạ để từ đó tạo dựng nên một huyền thoại văn học riêng cho mình.
Hemingway đã thực sự ghi tên mình vào lịch sử văn học thế giới, không những bằng những tác phẩm tầm cỡ khiến cả thế giới phải “dậy sóng” như: The Sun Also Rises (Mặt trời vẫn mọc) (1926), A Farewell to Arms (Giã từ vũ khí) (1929), To Have and Have Not (Có và không có) (1937), For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai) (1940), Across the River and Into the Trees (Qua con sông vào trong cánh rừng) (1950), The Old Man and the Sea (Ông già và Biển cả) (1952),…mà đặc biệt là “nguyên lý tảng băng trôi” (Iceberg Theory) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn chương thế kỉ XX và cả xu hướng văn học sau này.
Thành công của Ernest Hemingway không phải ngẫu nhiên, mà chính là một minh chứng cho những nỗ lực to lớn để được cống hiến tài năng cho cuộc đời và để đấu tranh nhằm theo đuổi ước mơ khát vọng của mình, những khó khăn trở ngại từ cuộc đời không làm cho nhà văn cảm thấy nản lòng, mà ngược lại càng làm cho ông thêm mạnh mẽ để hoàn thiện bản thân hơn. Chính những điều đã mang lại cho nước Mỹ một huyền thoại có tên Ernest Hemingway.