Lĩnh vực
Huyền Học
Triết Học
Khoa Học
Mỹ học
Chính Trị Học
Kinh Tài Học
Đạo Đức Học
Ngôn Ngữ Học
Âm Thanh Học
Y Học
Võ Học
Quốc gia
Bengal
Việt Nam
Hungary
Trung Quốc
Nhật Bản
Ả Rập
Thụy Sĩ
Ý
Cộng hòa Genova
Ba Lan
Hy Lạp
Áo
Thụy Điển
Scotland
Albania
Argentina
Nam Phi
Anh
Hoa Kỳ
Đức
Do Thái
Mexico
Thụy Sĩ
Ấn Độ
Israel
Áo
Pháp

““Âm nhạc là nhà hòa giải giữa cuộc sống thể xác và cuộc sống tâm linh.””

Ludwig van Beethoven

Quốc tịch: Đức

Ngày sinh: 17/12/1770

Ngày mất: 26/03/1827

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Beethoven được công nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất đến các thế hệ nhạc sĩ và khán giả ở tận nhiều thời kì sau.

Mỹ học
@ 29/03/18 4773 lượt xem

Ý chí và khát vọng sáng tạo là động lực vượt lên nghịch cảnh

Xuất thân từ một gia đình bình thường và chỉ sống dựa vào thu nhập ít ỏi từ người cha, cộng thêm nếp sống với những kỷ luật hà khắc trong việc tập luyện chơi nhạc, thời niên thiếu và lẫn cuộc sống sau này của Beethoven luôn là chuỗi ngày dài chiến đấu với đói nghèo, bệnh tật và sự cô đơn. Thế nhưng, cuộc sống với nhiều thăng trầm ấy lại chính là chất liệu sáng tạo vô giá để Beethoven có thể thoả sức vẫy vùng với tài năng thiên bẩm của mình để cho ra đời những tác phẩm âm nhạc xuất sắc được ca tụng cho đến tận ngày nay.

Giới mộ điệu âm nhạc vẫn còn không khỏi xót xa mỗi khi đọc lại những dòng tiểu sử về cuộc đời của Beethoven. Không những luôn phải sống trong tình trạng bữa no bữa đói, mà nghịch cảnh không ai ngờ đến lại xảy ra với chính bản thân của nhà soạn nhạc này khi chứng viêm tai giữa lúc còn nhỏ đã khiến 2 tai ông điếc hoàn toàn vào năm 48 tuổi khi đang trong đỉnh cao của sự nghiệp. Với một nhà soạn nhạc mà nói, mất đi thính lực chẳng khác nào con chim mất đi đôi cánh, không còn có thể bay lượn trên bầu trời cao rộng được nữa. Thế nhưng, bản lĩnh thiên tài cùng ý chí quyết tâm và sức sáng tạo vô biên của mình, trong giai đoạn tuyệt vọng nhất của cuộc đời, Beethoven vẫn có thể tự mình hoàn thành tuyệt tác Bản giao hưởng số 9 và hàng loạt các bản tứ tấu đàn dây nổi tiếng khác để chạm được đến ngưỡng thăng hoa trong nghệ thuật.

Beethoven cống hiến cho nền âm nhạc giao hưởng thế giới những tác phẩm kinh điển. Trong đó phải kể đến Bản giao hưởng số 5 (Định mệnh), Giao hưởng số 6 (Đồng quê) hay Fur Elise quen thuộc với đại đa số công chúng yêu nhạc. Ông chính là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn chuyển giao từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn.

Sự vĩ đại của Beethoven không những đến từ tài năng thiên bẩm mà phần nhiều chính là nằm ở tinh thần chiến binh vững vàng của ông khi đối diện với nghịch cảnh. Tài năng, đam mê và nghị lực của ông chính là động lực giúp Beethoven thăng hoa trong nghệ thuật. 

Gửi nhận xét của bạn

Bạn cho bao nhiêu sao?

Một đánh giá có ích thường dài từ 100 ký tự trở lên

PHẠM PHÚ HOÀ

4 năm trước

Muốn vượt lên được thì mỗi Con người chúng Ta đều phải trải Qua mọi vấn đề trong cuộc sống và mọi vui buồn đắng cay mà xã hội sẽ dậy Cho mình. Và phải được mọi trái đắng trong cuộc sống. Và mỗi một trái đắng Thì Ta sẽ nhận thức được thế nào là đúng và thế nào là Sai, rồi mỗi 1 hành động thì Ta đều nhận biết điều đúng hay điều Sai.. Và muốn thành công thì Ta lại phải kiên trì và biết nhẫn nhịn mọi vấn đề thì Ta sẽ thành công.

nguyen thi anh hong

4 năm trước

Nghịch cảnh làm nên con người vĩ đại ngay cả khi xưa cũng như hiện tại. Mong thế hệ Việt Nam tương lai sẽ sản sinh những bậc thiên tài như thế.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

JOHANN SEBASTIAN BACH
(1685 - 1750)

FRÉDÉRIC FRANÇOIS CHOPIN
(1810 - 1849)

MICHELANGELO
(1475 - 1564)

HOMEROS
(Thế kỷ 9 TCN - Thế kỷ 8 TCN)

Nhà thơ Hy lạp cổ đại xuất sắc nhất